Thất nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 99 - 101)

Chương 6 THẤT NGHIỆP

6.1 Thất nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam có những nét đặc thù chung của các nước đang phát triển, như cung lao động lớn do dân số tăng nhanh và cầu lao động thấp do kinh tế kém phát triển, dẫn tới tình trạng thất nghiệp cao.

(Nguồn: Số liệu thống kê Lao động việc làm ở Việt Nam 2005, NXB Thống kê, 2006)

Theo số liệu Tổng điều tra dân số 1-4-1989, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tại thời điểm đó là 15%, trong đó nơng thơn là 3% và thành thị là 12%. Nhiều nhà kinh tế cho

rằng tỷ lệ đó thấp hơn nhiều so với thực tế. Nguyên nhân chủ yếu của sự thiếu chính xác trên là do quan niệm thất nghiệp, do số liệu điều tra thống kê hoặc do cả hai. Trong điều kiện nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn, số người trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động và có nhu cầu làm việc mà lại khơng làm việc rất ít. Họ tìm mọi cách để có việc làm (tự tạo việc làm hoặc tìm cách ẩn náu trong khu vực nhà nước, dịch vụ và chấp nhận thu nhập thấp). Do đó, nếu coi những

Đồ thị 6.1. Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm 2005

0.40 0.35 0.30 0.25 Cả nước 0.20 Nữ 0.15 Na 0.10 0.05 0.00 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65 Nhóm tuổi

lOMoARcPSD|13013005

Chương 6 Thất nghiệp

98

người thiếu việc làm là những người thất nghiệp trá hình thì tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn lớn.

Từ những năm đầu 90 đến nay, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mới gắn liền với chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có điều tiết của nhà nước đã tạo điều kiện thu hút nhiều lao động, làm cho tình trạng thất nghiệp có phần giảm hơn. Theo báo cáo của Bộ Lao Động & Thương Binh Xã Hội, bình quân mỗi năm nền kinh tế thu hút được hơn l triệu người, gần đủ bằng số người trong tuổi lao động tăng lên hàng năm.

Tỷ lệ thất nghiệp ờ nước ta rất khác nhau theo giới tính, như đồ thị 6.1, tỷ lệ của phụ nữ cao hơn của nam giới ở nhóm tuổi từ 25 tới 40.

Tỷ lệ thất nghiệp ờ nước ta cũng khác nhau theo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các vùng kinh tế... như đồ thị 6.2, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đều cao hơn ở nông thôn ở mọi độ tuổi.

(Nguồn: Số liệu thống kê Lao động việc làm ở Việt Nam 2005, NXB Thống kê, 2006) Ở nơng thơn nếu chỉ tính số người thất nghiệp đúng nghĩa thì khơng nhiều, nhưng lao động thường thiếu việc chứ không thất nghiệp, tức làm việc không hết thời gian nên thường chỉ được thống kê qua tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng. Hiện nay có khoảng gần 20% thời gian lao động chưa được sử dụng ở khu vực nông thôn, nếu quy đổi ra số lao động thì tỷ lệ số người thiếu việc làm là rất lớn như chương 2 đã nói tới.

Như vậy, thất nghiệp ở nước ta đang diễn biến một cách phức tạp và đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội .

Chương 6 Thất nghiệp

Đồ thị 6.2 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn Việt Nam

0.40 0.35 0.30 0.25 Cả nước 0.20 Thành thị 0.15 0.10 Nông thôn 0.05 0.00 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65 Nhóm tuổi

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)