Thuế và tổng chi tiêu dự kiến

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 150 - 152)

Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình thì Chính phủ phải thu thuế. Khi Chính phủ thu thuế, thu nhập có khả dụng của người dân giảm đi, do vậy họ sẽ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, Chính phủ còn thực hiện chi tiêu bằng chuyển giao thông qua trợ cấp xã hội và do đó làm tăng thu nhập khả dụng của dân cư.

Chúng ta tập trung vào thuế ròng (từ đây sẽ gọi tắt là thuế), thuế ròng là phần chênh lệch giữa thuế của Chính phủ và chuyển giao. Hay T = TA – TR, trong đó T - Thuế ròng, TA - Thuế, và TR- Các khoản chuyển giao.

Chúng ta thấy thuế ròng là một hàm của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế ròng tự động tăng lên vì số thu về thuế tăng lên, mặc dù thuế suất không thay đổi.

Để đơn giản, coi thuế là biến ngoại sinh và phụ thuộc vào chính sách tài chính. Từ đó ta có : T T

Do vậy tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào thu nhập khả dụng (Y -T) chứ không vào chỉ thu nhập như trường hợp trên.

Hàm tiêu dùng sẽ là :

C

C MPC(Y T ) (9-11)

Với việc coi dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một biến ngoại sinh, đầu tư dự kiến không đổi, đẳng thức (9-9) được viết lại như sau :

AE C MPC(Y T) I G

Hay AE C I G MPC(Y T)

Tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu hiện thực và bằng sản lượng của nền kinh tế, tức AE = Y.

Y C I G MPC(Y T)

Từ đây ta có : MPC C I G

Y xT (9-12)

(1 MPC) (1 MPC)

Nếu các nhân tố khác không thay đổi, bây giờ thuế giảm đi một lượng là ΔT biến đổi công thức 9-12 chúng ta có : Y MPC

T 1 MPC

– MPC/(1-MPC) là số nhân thuế vì nó cho biết khi thuế thay đổi 1 đồng thì sản lượng thay đổi bao nhiêu khi các yếu tố khác không đổi. Ví dụ với MPC = 0.6 thì

Chương 9 Tổng cầu

167

số nhân thuế là [-0.6/(1-0.6)] = -1.5 nghĩa là khi Chính phủ tăng hay giảm thuế 1 đồng thì sản lượng giảm đi hay tăng lên 1,5 đồng. Còn 1/(1-MPC) là số nhân chi tiêu mua hàng của Chính phủ như đã biết ở trên.

164

Có điểm đáng lưu ý là số nhân về thuế mang dấu âm hàm ý thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi. Và ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản lượng tăng lên. Trong khi chi tiêu mua hàng có tác động dương hay thuận chiều.

Xét về giá trị tuyệt đối thì số nhân chi tiêu mua hàng của Chính phủ lớn hơn số nhân thuế vì MPC có giá trị nằm trong khoảng [0,1].

Cùng với việc tăng chi tiêu Chính phủ thêm 1 đồng và tăng thuế thêm 1 đồng để bù đắp thâm hụt do tăng chi tiêu, và MPC = 0.6. Ví dụ trên cho thấy khi đó sản lượng tăng 2.5 đồng trong khi tăng thuế làm giảm sản lượng 1.5 đồng, kết quả là sản lượng tăng 1 đồng đúng bằng mức tăng chi tiêu của Chính phủ. Như vậy nếu tăng chi tiêu của Chính phủ và tăng thuế cùng một lượng thì sản lượng tăng một lượng bằng mức tăng chi tiêu, có thể chứng minh bằng cách thay vào công thức (9-12).

Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập :

Bây giờ xét trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập. Nói cách khác, thuế là một hàm của thu nhập : T = t.Y trong đó t là lãi suất. Do đó thu nhập khả dụng Y – T = Y – t.Y = (1-t)Y. Khi đó hàm tiêu dùng có dạng :

C C MPC(1 t)Y (9-12a)

Với việc coi dự kiến chi tiêu của chính phủ là một biến ngoại sinh, đầu tư dự kiến không đổi, đẳng thức (9-9) được viết lại như sau.

AE C I G MPC(1 t)Y

Tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu hiện thực và bằng sản lượng của nền kinh tế, tức AE = Y.

1

Ta có Y 1 MPC(1 t) x(C I G) (9-13)

Đẳng thức (9-13) cho thấy trong nền kinh tế đóng, tác dụng của việc tăng chi tiêu của Chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của việc hộ gia đình tăng thêm tiêu dùng và hãng tăng thêm đầu tư vậy.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 9 Tổng cầu

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)