Chính sách tài chính và các ảnh hưởng của chính sách tài chính

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 78 - 81)

Chương 4 TIẾT KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

4.3 Chính sách tài chính và các ảnh hưởng của chính sách tài chính

Trên thị trường tài chính lãi suất r đóng vai trò điều chỉnh cho đến khi đầu tư bằng tiết kiệm. Nếu lãi suất quá thấp, các nhà đầu tư muốn mua nhiều sản lượng của nền kinh tế hơn mức mọi người muốn tiết kiệm. Điều này tương đương với tình trạng cầu về vốn vay lớn hơn cung, lúc đó lãi suất sẽ tăng. Ngược lại, nếu lãi suất quá cao, tiết kiệm cao hơn đầu tư; vì cung về vốn vay cao hơn cầu, lãi suất giảm. Lãi suất cân bằng là lãi suất tại giao điểm của hai đường này. Tại mức lãi suất cân bằng, tiết kiệm

bằng đầu tư và cung về vốn vay bằng cầu.

4.3 Chính sách tài chính và các ảnh hưởng của chính sách tài chính

4.3.1 Chính sách tài chính

Đây là một trong những cơng cụ trong hệ thống các chính sách kinh tế nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ hay thuế của chính phủ. Như vậy có thể coi các biện pháp nhằm thay đổi chi tiêu hay thuế của chính phủ là hoạt động nhằm thực thi chính sách tài chính.

Trong thực tế chính sách tài chính này đã được các chính phủ vận dụng khá thành công và đang là một trong những công cụ chủ yếu để điều chỉnh nền kinh tế. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò của chính sách này trên thị trường tài chính.

4.3.2. Tác động của chính sách tài chính

Sau khi đã có được các phương trình quan trọng nhất phản ánh được những quan hệ cơ bản nhất trên thị trường hàng hóa và tài chính, sự tác động của chính sách tài chính sẽ được nghiên cứu qua việc sử dụng mơ hình (4 -5) và (4-9). Trên cơ sở xem xét tác động của những thay đổi trong chi tiêu hoặc thuế của chính phủ đối với nền kinh tế. Chính sách tài chính có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập về lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Thơng qua đó, nó làm thay đổi tiết kiệm quốc dân, đầu tư và lãi suất cân bằng.

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

Khi chính phủ gia tăng mức mua hàng. Nếu chính phủ gia tăng lượng hàng hóa dịch vụ cần mua bằng G sẽ ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế? Sự gia tăng này làm tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ một lượng bằng G. Từ phương trình (36) chương 3 cho thấy sản lượng bị cố định bởi các nhân tố sản xuất, mức tăng mua hàng của chính phủ phải được thỏa mãn bằng cách giảm các thành tố khác trong

phương trình (4-5) Y = C ( Y T ) + I(r) + G . Vì thu nhập khả dụng Y –T khơng đổi,

tiêu dùng cũng không thay đổi, mức tăng mua hàng của chính phủ phải được bù đắp bằng cách giảm đầu tư một lượng tương ứng.

Để đầu tư giảm xuống, lãi suất tăng. Bởi vậy, mức tăng mua hàng của chính phủ làm cho lãi suất tăng lên và đầu tư giảm xuống. Mua hàng của chính phủ lấn át đầu tư.

Để hiểu được ảnh hưởng của sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ, chúng ta hãy xem xét thị trường vốn vay theo phương trình (4 -9) Y C Y T

G I r . Vì khi chính phủ tăng lượng hàng hóa dịch vụ cần mua nhưng khơng tăng thuế, chính phủ phải bù đắp phần chi tiêu tăng thêm bằng cách đi vay vì thế phải cắt giảm tiết kiệm cơng cộng. Vì tiết kiệm tư nhân khơng thay đổi, nên việc vay tiền này sẽ dẫn tới giảm tiết kiệm quốc dân. Như hình 4-4 cho thấy, do tiết kiệm quốc dân giảm làm dịch chuyển đường cung về vốn vay có thể dùng để đầu tư sang bên trái. Tại mức lãi suất ban đầu, nhu cầu về vốn vay vượt cung. Lãi suất cân bằng tăng lên tại điểm mà đường đầu tư cắt đường tiết kiệm mới. Bởi vậy, sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ làm lãi suất tăng lên.

r

.r Lãi 2 suất cân

S 2 S 1

Hình 4-4. Tác động từ giảm tiết kiệm

I(r)

lOMoARcPSD|13013005

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

62

.r bằng 1

S

63

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

Khi chính phủ cắt giảm thuế

Nếu chính phủ cắt giảm thuế một lượng T vì lý do nào đó. Biện pháp cắt giảm thuế này làm tăng thu nhập khả dụng, qua đó làm tăng tiêu dùng. Thu nhập khả dụng tăng một lượng bằng T, còn tiêu dùng tăng một lượng bằng T nhân với xu hướng tiêu dùng cận biên, điều này sẽ được làm rõ qua mơ hình số nhân tiêu dùng ở chương 9. Xu hướng tiêu dùng cận biên càng cao, ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế đối với tiêu dùng càng lớn.

Vì sản lượng của nền kinh tế bị cố định bởi các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất, cịn mức mua hàng của chính phủ bị cố định do quyết định của chính phủ tạm thời chưa thay đổi, sự gia tăng tiêu dùng được đáp ứng bằng cách cắt giảm đầu tư. Muốn đầu tư giảm, phải tăng lãi suất. Vì vậy tương tự như sự gia tăng mua hàng của chính phủ, biện phát cắt giảm thuế lấn át đầu tư và làm tăng lãi suất.

Chúng ta có thể phân tích ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế bằng cách xem xét tiết kiệm và đầu tư. Vì việc cắt giảm thuế làm thu nhập khả dụng tăng thêm một lượng bằng T, nên tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng MPC x T. Tiết kiệm quốc dân (bằng Y-C-G) giảm đi một lượng đúng bằng mức tăng tiêu dùng. Hình 4-4 cho thấy sự giảm sút tiết kiệm làm đường cung về vốn vay dịch chuyển sang trái và điều này gây ra hiệu quả là lãi suất cân bằng tăng và đầu tư bị lấn át.

Câu hỏi ôn tập

1. Yếu tố nào quyết định tiêu dùng và đầu tư?

2. Hãy giải thích sự khác nhau giữa mua hàng của chính phủ và chuyển giao thunhập? Hãy nêu vài ví dụ?

3. Nhân tố nào điều chỉnh để cân bằng cung cầu về hàng hóa và dịch vụ? 4. Điều gì xảy ra đối với tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng thuế?

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)