Tầm quan trọng và chi phí của tăngtrưởng

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 45 - 47)

3.1.2 .Tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam

3.1.3. Tầm quan trọng và chi phí của tăngtrưởng

Trước hết, tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Nền kinh tế buộc phải đạt được và duy trì mức độ tăng trưởng

nhất định thì mới tạo cho nền kinh tế phát triển. Nhật Bản trước đây và Trung Quốc hiện tại chỉ trở thành cường quốc kinh tế khi đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Việt Nam có quy mơ GDP chỉ đạt khoảng hơn 60 tỷ USD năm 2006, với xuất phát điểm rất thấp về kinh tế như vậy thì tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì được trong dài hạn là vấn đề có tính chất quyết định để không tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và tiến kịp họ trong tương lai. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 7-7.5% năm như hiện nay thì sau 10 năm nữa quy mơ GDP sẽ tăng gấp đôi theo quy tắc 70. Theo quy tắc này nếu GDP tăng trưởng bình qn x%/năm thì cần 70/x năm để GDP nước đó tăng lên gấp đơi. Ví dụ: Nếu tốc độ tăng GDP bình quân Việt Nam là 7%/năm trong giai đoạn (2000 - 2010) thì cần 10 năm để GDP Việt Nam tăng gấp đôi. Tức năm 2010 GDP gấp đôi so với năm 2000.

Thứ hai, tăng trưởng cho phép giải quyết các vấn đề xã hội. Với việc duy trì tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng khối lượng GDP hay GNP tạo cơ sở vật chất để Chính phủ đề ra và thực thiện được các chính sách và chương trình xã hội hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống cho nhân dân, xố đói giảm nghèo, phát triển

Đồ thị 3-1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

12.0 % 10.0 % 8.7% 8.8% 9.5%9.3% 8.2% 8.0 8.2% 7.8% 8.1% 6.9% 7.1% 8.4% 6.8% 6.1% 7.4% 5.8% 6.0 5.0% 5.8% Tốc độ tăng 4.7% 5.1% 4.7% 4.0 trưởng 3.6% kinh tế 2.0 0.0 1986198819901992199419961998 200020022004 2006

lOMoARcPSD|13013005

Chương 3 – Sản xuất và tăng trưởng kinh tế

y tế, giáo dục, nông nghiệp nông thơn, hạn chế tệ nạn xã hội. Khó có một Quốc gia nào thực hiện được điều đó nếu chỉ dựa vào nguồn lực giúp đỡ của nước ngồi.

Thứ ba, tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khống sản,… cùng với q trình hình thành phát triển các khu cơng nghiệp và đơ thị hóa được thực hiện một cách có kiểm sốt hợp lý và hiệu quả khơng chỉ gia tăng quy mơ và duy trì sự gia tăng quy mơ đó theo thời gian mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo ra tiền đề vật chất để bảo vệ môi trường tốt hơn khi mà các nguồn tài chính được đầu tư để tìm ra cơng nghệ mới, cơng nghệ sạch, tái sinh…

Thứ tư, tăng trưởng là cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học cơng nghệ.

Trong q trình tăng trưởng, giáo dục và công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy quá trình này. Những tiền đề vật chất cho phát triển giáo dục và khoa học công nghệ dựa trên kết quả từ tăng trưởng kinh tế. Năm 2004, theo chỉ số năng lực cạnh tranh, Việt Nam đứng thứ 77 trên 104 nước được VEF điều tra, một trong các nguyên nhân yếu kém là mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của ta thấp, mỗi năm vốn đầu tư nghiên cứu và phát triển cho một cán bộ chỉ là 1000USD, trong khi đó Thái Lan là 18.000USD, Nhật là 19.400USD(4). Vốn ít cộng với chất lượng chưa cao của độ ngũ cán bộ nghiên cứu làm cho hiệu quả của khoản đầu tư này không cao.

Chi phí của tăng trưởng

(Nguồn: Việt Nam 20 năm đổi mới và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2006 trên

www.gso.gov.vn)

4 Vũ Quốc Tuấn, Phát triển bền vững,http://www.vnep.org.vn/

Đồ thị 3-2 Tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng của Việt Nam

100.0% 90.0% 80.0% 70.0% 60.0% Tich 50.0% lũy 40.0% Tiêu 30.0% dùng 20.0% 10.0% 0.0% 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004

Chương 3 – Sản xuất và tăng trưởng kinh tế

43

Tăng trưởng phải trả chi phí cơ hội. Giới hạn nguồn lực cho phát triển là thách thức mà các quốc gia trong quá trình phát triển phải đối mặt. Để tăng quy mơ GDP và duy trì sự gia tăng đó theo thời gian các quốc gia phải đầu tư nhiều hơn

42

nguồn lực và tư bản trong hiện tại, vì vậy sẽ phải tiêu dùng ít hơn. Tỷ lệ đầu tư của Việt Nam đã tăng không ngừng như đồ thị 3-2. Chúng ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, nhu cầu vốn ngày càng lớn, trong khi nguồn trong nước vẫn là chủ yếu

thơng qua con đường tích lũy.

Chi phí xã hội của tăng trưởng. Q trình tăng trưởng kinh tế kéo theo sự thay đổi lớn trong xã hội, cách biệt giữa người giàu kẻ nghèo lớn hơn, do chênh lệch thu nhập ngày càng lớn. Tăng trưởng địi hỏi thay đổi cơng nghệ nhanh hơn nên người ta phải thay đổi nghề nghiệp nhiều hơn, khả năng thất nghiệp cũng tăng. Quá trình này cũng là quá trình mở cửa hội nhập thì cũng sẽ gia tăng tệ nạn, ma túy, HIV, dịch bệnh…

Chi phí mơi trường của tăng trưởng. Chạy theo việc gia tăng sản lượng mà người ta có thể khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, tàn phá môi trường. Những hậu quả này đang buộc chúng ta phải trả giá bằng sự thay đổi thời tiết khí hậu làm thiên tai nhiều hơn và tăng chi phí trong sản xuất nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)