Thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 68 - 70)

Thị trường tài chính là các định chế qua đó người tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp vốn cho người muốn vay. Các thị trường tài chính quan trọ ng nhất trong nền kinh tế là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

Thị trường trái phiếu

Khi một công ty lớn nào đó như Kinh Đô chẳng hạn, muốn vay tiền để xây dựng nhà máy mới, họ có thể vay trực tiếp từ công chúng bằng cách bán trái phiếu.

Trái phiếu là chứng từ vay nợ xác định trách nhiệm của người đi vay đối với người nắm giữ trái phiếu. Nó là chứng từ xác nhận rằng “tôi nợ anh”. Trong trái phiếu có ghi ngày người đi vay phải hoàn trả khoản nợ, gọi là ngày đáo hạn, và lãi suất

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

51

người đi vay phải trả thường kỳ cho đến khi đáo hạn. Người mua trái phiếu đưa tiền cho công ty để đổi lấy lời hứa trả lãi thường kỳ và nhận lại số tiền cho vay vào ngày đáo hạn (gọi là vốn gốc). Người mua trái phiếu có thể nắm giữ nó đến ngày đáo hạn hoặc bán nó cho người khác trước khi nó đến hạn.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau được lưu hành trên thị trường. Khi các công ty lớn, chính phủ, chính quyền địa phương cần vay nợ để tài trợ cho việc mua nhà máy mới, hay xây dựng trường học mới, họ thường phát hành trái phiếu. Mặc dù các trái phiếu rất khác nhau, nhưng chúng có ba đặc điểm chung quan trọng nhất.

Thứ nhất, kỳ hạn của trái phiếu – khoảng thời gian cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Một số trái phiếu có kỳ hạn ngắn, ví dụ vài tháng, nhưng một số trái phiếu có kỳ hạn dài tới 30 năm. Lãi suất của trái phiếu một phần phụ thuộc vào kỳ hạn của nó. Trái phiếu dài hạn thường rủi ro hơn trái phiếu ngắn hạn, vì người nắm giữ trái phiếu dài hạn phải đợi lâu hơn mới đến ngày nhận lại vốn gốc. Nếu người nắm giữ trái phiếu cần tiền trước ngày đáo hạn, anh ta chỉ có cách bán trái phiếu ấy cho một người khác, có thể với mức giá thấp hơn. Để bù lại mức rủi ro cao hơn, trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn.

Thứ hai, mức rủi ro tín dụng của nó – đó là xác suất người đi vay không thể trả một phần lãi suất hay vốn gốc của trái phiếu nếu bị vỡ nợ. Người đi vay có thể tuyên bố vỡ nợ đối với các khoản tiền vay của họ bằng cách tuyên bố phá sản. Khi người mua trái phiếu nhận thấy xác suất vỡ nợ cao, họ yêu cầu mức lãi suất cao để bù lại rủi ro. Trái phiếu chính phủ được coi là không có rủi ro tín dụng, nên lãi suất trái phiếu chính phủ thường thấp. Trái lại, các công ty không đáng tin cậy về mặt tài chính thường phát hành trái phiếu mạo hiểm, có lãi suất cực cao. Người mua trái phiếu có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng bằng cách tham khảo ý kiến các tổ chức tư vấn chuyên xếp loại rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu.

Thứ ba, phụ thuộc vào quy định thuế suất trong luật thuế với lãi thu được từ trái phiếu. Vì lãi của hầu hết các trái phiếu đều bị đánh thuế, nên người sử dụng trái phiếu thường phải trả một phần lãi dưới dạng thuế thu nhập. Trái lại, khi chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, gọi là trái phiếu thành phố hay tỉnh, người sử dụng trái phiếu không phải nộp thuế thu nhập từ lãi. Vì có lợi thế về thuế như vậy, nên trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành thường có lãi suất thấp hơn trái phiếu của các công ty hay chính phủ.

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

Thị trường cổ phiếu

Việc bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài trợ bằng cổ phần, còn việc bán trái phiếu được gọi là tài trợ bằng nợ. Mặc dù các công ty thường sử dụng cả cách tài trợ

lOMoARcPSD|13013005

52

bằng cổ phần lẫn cách tài trợ bằng nợ để có tiền đầu tư mới, nhưng cổ phiếu và trái phiếu rất khác nhau. Người sở hữu cổ phiếu của công ty Kinh Đô là một trong số các

chủ sở hữu của công ty đó, trong khi người sở hữu trái phiếu của Kinh Đô lại là chủ nợ của nó. Nếu công việc kinh doanh của công ty rất hiệu quả, người nắm giữ cổ phiếu (cổ đông) của nó có thu nhập cao, trong khi người nắm giữ trái phiếu chỉ nhận được lãi từ trái phiếu của mình. Nhưng khi Kinh Đô gặp khó khăn về tài chính, thì nó có trách nhiệm trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu trước tiên, sau đó mới tới người nắm giữ cổ phiếu. So với trái phiếu, cổ phiếu có rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể mang lại lợi tức cao hơn.

Sau khi một công ty phát hành cổ phiếu bằng cách bán cổ phần cho công chúng, những cổ phiếu này được mua đi bán lại giữa những người nắm giữ cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán có tổ chức. Trong các giao dịch này, bản thân công ty không nhận được tiền khi cổ phiếu của nó trao tay. Thị trường chứng khoán chính thức ở Việt Nam là sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hố Chí Minh.

Giá của cổ phiếu buôn bán trong thị trường chứng khoán do cung và cầu về cổ phiếu của các công ty đó quyết định. Vì cổ phiếu biểu thị quyền sở hữu tài sản trong một công ty, nên nhu cầu về cổ phiếu và giá của nó phản ánh nhận thức của dân chúng về khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty. Khi mọi người lạc quan về triển vọng của một công ty, họ muốn được sở hữu cổ phiếu của nó và đẩy giá cổ phi ếu tăng lên. Ngược lại, khi mọi người nghĩ lợi nhuận của một công ty thấp, thậm chí lỗ, giá cổ phiếu của nó giảm xuống.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)