Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và hoạt động của thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 72 - 78)

Chương 4 TIẾT KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

4.2 Tiết kiệm và đầu tư

4.2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và hoạt động của thị trường tài chính

Bây giờ hãy trở lại biểu đồ về vịng chu chuyển trong hình 3-3 và xem xét cách thức sử dụng sản lượng của nền kinh tế.

Trong chương 2 đã đề cập tới 4 thành tố của GDP là tiêu dùng (C), đầu tư (I),

mua hàng của chính phủ (G), xuất nhập khẩu rịng (NX).

Biểu đồ vòng chu chuyển chỉ nêu ra 3 thành tố đầu. Để đơn giản, tạm thời chúng ta giả định nền kinh tế đóng. Nền kinh tế đóng là nền kinh tế khơng có quan hệ với các nền kinh tế khác, không buôn bán với nước ngồi, cũng khơng tham gia vào hoạt động cho vay và vay quốc tế. Vì nền kinh tế đóng khơng tham gia vào thương mại quốc tế nên xuất nhập khẩu ròng bằng 0. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ nền kinh tế mở ở chương 7.

Nền kinh tế đóng có 3 cách sử dụng hàng hóa được sản xuất ra. Ba thành tố này của GDP được biểu thị ở đồng nhất thức

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

55

Y=C+I+G (4-1)

Hộ gia đình tiêu dùng một phần sản lượng của nền kinh tế; doanh nghiệp và hộ gia đình sử dụng một phần sản lượng để đầu tư; chính phủ mua một phần sản lượng để phục vụ mục tiêu của mình. Chúng ta sẽ làm rõ từng thành tố này.

Tiêu dùng

Tiêu dùng là quá trình các hộ gia đình sử dụng hàng hóa như lương thực thực phẩm, quần áo hoặc đi xem ca nhạc… cho các mục đích khác nhau của cuộc sống, khi đó người ta tiêu dùng một phần sản lượng của nền kinh tế. Hộ gia đình có được thu nhập từ lao động và sở hữu tư bản, nộp thuế cho chính phủ, sau đó họ quyết định sử dụng bao nhiêu thu nhập đã nộp thuế để tiêu dùng và dành bao nhiêu cho tiết kiệm. Trong phần trên chúng ta biết thu nhập của tất cả các hộ gia đình nhận được trong nền kinh tế bằng sản lượng của nền kinh tế. Chính phủ đánh các loại thuế đối với thu nhập của các hộ gia đình một khoản bằng T. Thu nhập sau khi đã nộp tất cả các loại thuế Y – T được gọi là thu nhập khả dụng. Các hộ gia đình phân phối thu nhập của mình để tiêu dùng và tiết kiệm.

Chúng ta giả định rằng mức tiêu dùng chỉ phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập khả dụng, khi thu nhập khả dụng càng cao thì mức tiêu dùng càng lớn. Hay tiêu dùng là hàm số của thu nhập khả dụng nên có thể viết:

C=C(Y-T) (4-2)

lOMoARcPSD|13013005

56

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

Vì tiêu dùng và tiết kiệm là 2 bộ phận trong thu nhập khả dụng của người tiêu dùng nên các nhà kinh tế quan tâm tới tình huống nếu thu nhập khả dụng tăng thêm một đồng thì các hộ tiêu dùng tăng thêm bao nhiêu. Mức thay đổi của tiêu dùng khi

thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đồng gọi là khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC),

thực chất MPC chính là đạo hàm bậc nhất của hàm tiêu dùng theo (Y-T) hay độ dốc của hàm này trên hình 4-1. Giá trị của MPC nằm trong khoảng 0 và 1. Cho nên nếu hộ gia đình nhận thêm 1 đồng thu nhập họ sẽ tiết kiệm một phần số tiền này.

Đầu tư

Doanh nghiệp mua hàng đầu tư để bổ sung vào khối lượng tư bản và thay thế tư bản hiện có khi hư hỏng trong quá trình sử dụng, các hộ gia đình mua nhà mới... Các hoạt động đó gọi là đầu tư.

Đầu tư phụ thuộc vào lãi suất, vì để một dự án đầu tư có lãi, thì lợi nhuận thu được phải cao hơn chi phí. Vì lãi suất phản ánh chi phí về vốn tài trợ cho đầu tư, việc tăng lãi suất làm giảm số dự án đầu tư có lãi, bởi vậy nhu cầu về hàng đầu tư giảm. Các doanh nghiệp có một số cơ hội đầu tư khác nhau với mức thu nhập kỳ vọng khác nhau. Các doanh nghiệp so sánh thu nhập từ các dự án này với chi phí vay để tài trợ cho chúng - nói cách khác là với chính lãi suất. Lãi suất là chi phí đầu tư.

Các nhà kinh tế phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Có sự phân biệt này vì trong thời kỳ lạm phát hay giảm phát, giá cả không ổn định. Lãi suất mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi là lãi suất danh nghĩa. Tạm thời chúng ta chỉ cần nhớ rằng lãi suất thực tế phản ánh chi phí thực sự của tiền vay, vấn đề này sẽ nghiên cứu kỹ ở chương sau. Do vậy, chúng ta nhận định đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực tế, chứ không phải lãi suất danh nghĩa.

Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và đầu tư thể hiện bằng phươn g trình I = I (r) (4-3)

Hình 4-2 là đồ thị của hàm đầu tư này. Nó dốc xuống vì lãi suất tăng, lượng cầu về đầu tư giảm.

C

MPC

1 Hình 4-1 Đồ thị hàm tiêu dùng

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

r

Hình 4-2 đồ thị hàm đầu tư

Mua hàng của chính phủ

Mua hàng của chính phủ là thành tố thứ 3 của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn chính phủ hay chính quyền các địa phương mua sách cho thư viện, xây trường học, bệnh viện, xây dựng đường xá, các cơng trình thủy lợi, th giáo viên, bác sỹ, hay cơng chức…

Hình thức chi tiêu khác là chuyển giao thu nhập cho các hộ gia đình như trợ cấp xã hội cho người nghèo, trả tiền bảo hiểm sức khỏe cho người già. Khác với mua hàng của chính phủ, hành vi chuyển giao thu nhập khơng trực tiếp sử dụng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Cho nên, nó khơng được tính vào biến số G.

Chuyển giao thu nhập tác động gián tiếp đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Chuyển giao thu nhập là yếu tố ngược với thuế: nó làm tăng thu nhập khả dụng của hộ gia đình, trong khi thuế làm giảm thu nhập khả dụng. Cho nên, sự gia tăng chuyển giao thu nhập được tài trợ bằng mức tăng tương ứng của thuế làm thu nhập khả dụng không thay đổi. Bây giờ chúng ta có thể nói rõ hơn định nghĩa của mình về T bằng cách lấy thuế trừ đi chuyển giao thu nhập. Nói cách khác, T là thuế ròng (từ đây sẽ gọi tắt là thuế), thuế ròng là phần chênh lệch giữa thuế của chính phủ và chuyển giao. Hay T = TA – TR, trong đó T - Thuế rịng, TA - Thuế, và TR- Các khoản chuyển giao. Thu nhập khả dụng (Y -T) bao hàm tác động âm của thuế và tác động dương của chuyển giao thu nhập.

Nếu mua hàng của chính phủ bằng thuế trừ đi chuyển giao, thì G = T và chính phủ có ngân sách cân bằng. Nếu G > T, chính phủ lâm vào tình trạng thâm

57

hụt ngân sách. Nếu G < T, chính phủ có thặng dư ngân sách và phần thặng dư này có

thể sử dụng để trả một phần số nợ tồn đọng và giảm bớt nợ của chính phủ.

Phương trình trên thị trường hàng hóa

Mục đích ở đây là sẽ thiết lập đồng nhất thức phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về sản lượng của nền kinh tế trên thị trường hàng hóa.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

58

Từ các phương trình Y = C + I + G (4-1), C = C(Y - T) (4-2) và I = I (r) (4-3) được trình bày ở phần trên, tạm thời cho rằng chính sách tài chính không thay đổi, tức là G = G và T = T . Các phương trình này phản ánh nhu cầu sản lượng của nền

kinh tế phát sinh từ tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của chính phủ. Tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng, và đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực tế.

Cung - sản lượng của nền kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất trong chương 3 đã khẳng định, theo công thức (3-6) Y = F ( K ,L ) = Y

Kết hợp các phương trình này lại để mô tả cung và cầu về sản lượng. Nếu thay hàm tiêu dùng và hàm đầu tư vào đồng nhất thức của tài khoản thu nhập quốc dân, chúng ta được:

Y = C(Y - T) + I (r ) + G (4-4)

Vì các biến số G và T bị chính sách quy định, cịn mức sản lượng Y do các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định, cho nên chúng ta có thể viết:

Y = C(Y T ) + I(r) + G (4-5)

Từ các phương trình này cho thấy cung về sản lượng bằng cầu về nó và cầu bằng tiêu dùng đầu tư và mua hàng của chính phủ (trong phương trình 4 -5 này Y, C và G là cố định, nên sự cân bằng của phương trình đạt được thơng qua sự đều chỉnh lãi suất).

Trên thị trường hàng hóa lãi suất r đóng vai trị điều chỉnh để cầu về hàng hóa bằng cung. Lãi suất càng cao, mức đầu tư càng thấp, cầu về hàng hóa và dịch vụ C + I + G cũng thấp hơn. Nếu lãi suất quá cao, đầu tư sẽ quá thấp và cầu về sản lượng thấp hơn cung. Nếu lãi suất quá thấp, đầu tư quá cao, cầu cao hơn cung. Tại mức lãi suất cân bằng, cầu về hàng hóa và dịch vụ bằng cung.

Phương trình trên thị trường tài chính

Mục đích ở đây là sẽ thiết lập đồng nhất thức phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về vốn vay của nền kinh tế trên thị trường tài chính.

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

59

Vì lãi suất là chi phí đi vay và lợi tức cho vay trên thị trường tài chính, chúng ta có thể hiểu rõ vai trị của lãi suất khi nghiên cứu thị trường tài chính. Để hiểu rõ chúng ta viết lại đồng nhất thức của tài khoản quốc gia hay (4 -1) bằng cách trừ C và G cả hai vế của nó.

Y–C–G=I (4-6)

Vế trái (Y-C-G) của phương trình này là tổng sản lượng thu nhập hay tổng sản lượng còn lại sau khi thanh toán cho các khoản tiêu dùng của mọi người và mua hàng của chính phủ. Phần còn lại này được gọi là tiết kiệm quốc dân hay đơn giản là tiết kiệm (S). Vì thế, phương trình này cho thấy tiết kiệm và đầu tư bằng nhau.

Hãy tách tiết kiệm quốc dân thành 2 phần, để phân biệt tiết kiệm của hộ gia đình và của chính phủ.

(Y–T–C)+(T-G)=I (4-7)

Biểu thức Y-T-C là thu nhập khả dụng trừ đi tiêu dùng hay tiết kiệm tư nhân. Biểu thức T –G là thu trừ đi chi của chính phủ hay tiết kiệm cơng cộng. Tiết kiện quốc dân bằng tổng tiết kiện cá nhân và tiết kiệm công cộng trong tài khoản thu nhập quốc dân. Biều đồ 3-3 cho thấy rõ ý nghĩa của phương trình này, nó nói rằng các khoản đưa vào vào và rút ra khỏi thị trường tài chính phải bằng nhau.

Để thể hiện mối quan hệ cung cầu về vốn vay qua đồng nhất thức (4 -5), cần xem xét vai trò của lãi suất trong việc tạo ra sự cân bằng trên thị trường tài chính.

Chúng ta hãy thay thế hàm tiêu dùng (4-2) và hàm đầu tư (4-3) vào (4-7). Ta có: Y – C(Y - T) – G = I(r) (4-8)

Sau đó cho G và T cố định bởi chính sách tài chính của chính phủ khơng thay đổi và Y = F ( K ,L ) = Y cố định bởi các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất tại mọi thời điểm trong dài hạn

r Lã i suất câ n bằng C I r (4-9) Y Y T G I ( r ) (4-10) S S

Hình 4-3 Quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư

I(r)

lOMoARcPSD|13013005

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

60

Vế trái của phương trình 4-9 cho thấy tiết kiệm quốc dân phụ thuộc vào thu nhập Y và các biến chính sách tài chính G và T. Khi các giá trị của Y, G và T cố định, thì tiết kiệm quốc dân S cũng cố định. Vế phải của phương trình cho thấy đầu tư phụ thuộc vào lãi suất. Cả 2 phương trình (4-9) và (4-10) là các đồng nhất thức tài khoản thu nhập quốc dân phản ánh quan hệ cung cầu vốn vay. Đường biểu diễn hàm tiết kiệm là một đường thẳng đứng, vì trong mơ hình này tiết kiệm khơng phụ thuộc vào lãi suất. Hàm đầu tư dốc xuống: lãi suất càng cao, càng ít dự án có lãi. Giao điểm của hai đường này cho biết mức lãi suất cân bằng tại điểm tiết kiệm bằng đầu tư trên hình

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)