Biến động kinh tế và các đặc điểm của nó

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 119 - 121)

Chương 8 TỔNG CUNG TỔNG CẦU

8.1. Biến động kinh tế và các đặc điểm của nó

Biến động kinh tế trong ngắn hạn thường là sự thay đổi lên trên hay xuống dưới so với xu thế phát triển dài hạn của sản lượng cùng với sự thay đổi đi kèm của các biến số tương ứng của kinh tế vĩ mơ.

Ví dụ, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục nhưng mức độ cao thấp khác nhau qua từng năm thể hiện qua đồ thị 8-1. Từ năm 1987 mức tăng trưởng là 3.6% và tăng đến mức cao nhất là 9.5% vào năm 1995, lại xuống tới mức 4.8% năm 1999, những năm từ 2000 lại tăng lên liên tục ở mức từ 7% tới hơn 8%. Như vậy, trong khoảng 20 năm qua sản lượng của nền kinh tế luôn biến động lên xu ống xoay quanh mức trung bình là 7%, mức tăng trưởng này thể hiện xu hướng phát triển chung dài hạn.

Biến động kinh tế có các đặc điểm cơ bản, đó là :

(1) Biến động kinh tế xảy ra bất thường và khó có thể dự báo.

Biến động kinh tế cịn được gọi là chu kỳ kinh doanh, vì ngun nhân dẫn tới

biến động là những thay đổi trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế. Khi điều kiện kinh doanh thuận lợi, chẳng hạn thời tiết thuận lợi nông sản được mùa, nhu cầu thế

lOMoARcPSD|13013005

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

132

giới với sản phẩm nông nghiệp cao, nông dân trúng mùa lớn nên kéo theo các doanh nghiệp bán hàng hóa nhiều hơn, các tác nhân đều có lợi, và điều này thúc đẩy kinh tế tăng trưởng như những năm 1994, 1995 và 2005, 2006 mà ta có thể quan sát trên đồ thị 8-1.

(Nguồn : Việt Nam 20 năm đổi mới Web http://www.gso.gov.vn/)

Nhưng khi có sự thay đổi lớn như cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1998, lập tức thị trường thế giới bị ảnh hưởng và châu Á có sức mua giảm, các doanh nghiệp đang đầu tư vào Việt Nam gặp khó khăn đã cắt giảm đầu tư hay hủy dự án. Kết quả là nền kinh tế của chúng ta năm 1998 chỉ tăng trưởng 5.8%, 1999 là 4.7% và 2000 là 6.8%, mức này thấp hơn mức trung bình 7%.

Tính bất định và khó dự báo về biến động kinh tế có nguyên nhân là các yếu tố bất định như sự thất thường của thời tiết, những biến động của tình hình th ị trường thế giới, hay giá dầu mỏ thế giới… hầu như khó có thể dự báo chính xác trước. Chính vì vậy khơng nên hiểu cụm từ chu kỳ kinh doanh là những biến động theo quy luật nhất định khi nói về biến động kinh tế.

(2) Biến động kinh tế xảy ra sẽ làm cho các biến số vĩ mô thay đổi

Ở chương 2 chúng ta đã nói tới GDP thực tế, và nó là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất phản ánh kết quả hoạt động kinh tế. Chính điều đó mà những biểu hiện sự biến động của GDP thực tế sẽ giúp cho các nhà kinh tế theo dõi được các biến động kinh tế.

Khi GDP thực tế tăng thì trong q trình đó các doanh nghiệp mở rộng sản xuất để đáp ứng cầu đang tăng về hàng hóa và dịch vụ. Sự mở rộng sản xuất này của các doanh nghiệp kéo theo việc mở rộng quy mô lao động, tạo ra nhiều việc làm nên thất nghiệp giảm. Khi cầu tăng mạnh kéo giá cả trong nền kinh tế tăng nhanh. Tình

hình này thể hiện rõ trong những năm 2001-2006 ở Việt Nam, trong thời gian này

Đồ thị 8-1. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

10 8 6 4 2 0 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Năm

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

133

tăng trưởng cao hơn mức 7%, lạm phát cũng ln cao hơn 5% và thất nghiệp có xu hướng giảm.

Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, chẳng hạn do thiên tai nặng nề gây mất mùa lớn, sản xuất của các doanh nghiệp thu hẹp làm GDP thực tế giảm, kéo theo thất nghiệp tăng, giá cả thay đổi nhất định do chi phí sản xuất tăng kéo theo giá tăng.

(Nguồn : Việt Nam 20 năm đổi mới Web http://www.gso.gov.vn/)

Bây giờ chúng ta nghiên cứu mơ hình tổng cung và tổng cầu để giải thích các biến động kinh tế.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)