Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 115 - 119)

Chương 7 KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ

7.3. Tỷ giá hối đoái

Khi đã có được mơ hình về chu chuyển hàng hóa và vốn quốc tế, chúng ta sẽ xem xét giá cả được sử dụng cho những giao dịch này, đó chính là tỷ giá hối đối. Trong phần này, chúng ta nghiên cứu tỷ giá hối đối là gì, cách tính tỷ giá hối đối, và xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa đồng tiền hai nước. Thơng thường nó được thể hiện bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hay số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Trong nghiên cứu này chúng ta sử dụng cách thứ nhất của định nghĩa. Như vậy, ở Việt Nam, tỷ giá hối đối danh nghĩa là số lượng đơ la Mỹ (USD) hay yên Nhật ..nhận được khi đổi một Việt Nam đồng (VNĐ). Nếu ký hiệu e là tỷ giá hối đối danh nghĩa, ta có:

Số lượng ngoại tệ (7-10)

e = 1 đơn vị nội tệ

Theo định nghĩa này thì e = 1 USD/16000 VNĐ vào đầu năm 2006 chẳng hạn. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm chẳng hạn từ 1USD/16000VNĐ xuống 1USD/16500 VNĐ thì có nghĩa là đồng Việt Nam giảm giá trị cịn đồng đơ la Mỹ lên giá. Vì nếu trước đây chỉ cần 16000 VNĐ đổi được 1 USD thì bây giờ cần tới 16500

lOMoARcPSD|13013005

Chương 7 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

114

VND mới đổi được 1 USD. Như vậy khi tỷ giá hối đối danh nghĩa giảm xuống thì đồng Việt Nam mất giá cịn đồng ngoại tệ lên giá.

Tỷ giá hối đoái thực tế

Chúng ta hãy xét ví dụ sau: giả sử giá phòng khách sạn ở Hội An Việt Nam là khoảng 160.000 VNĐ/phòng/ngày đêm, nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm từ 1USD/16000VNĐ xuống 1USD/16500 VNĐ, nghĩa là giá phịng tính theo Đơ la Mỹ chỉ còn 9.69 USD/phòng/ngày đêm. Như vậy nếu trên thị trường tỷ giá hối đoá i danh nghĩa giảm giá thì giá hàng trong nước trở nên rẻ hơn tương đối và do vậy người nước ngồi muốn mua nhiều hàng hóa trong nước cịn người trong nước mua ít hàng hóa nhập khẩu hơn.

Tuy nhiên trong trường hợp trên thì chúng ta chưa xét đến sự thay đổi c ủa mối tương quan giá cả hai nước. Khi đưa thêm mối tương quan này vào thì người ta muốn nói tới giá tương đối của hàng hóa hai nước khi trao đổi với nhau hay tỷ giá hối đoái thực tế. Như vậy tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hóa của một nước được trao đổi với hàng hóa của một nước khác hay tỷ lệ trao đổi. Hay chính là tương quan giá cả hai nước tính theo một trong hai đồng tiền của họ.

Để tính tỷ lệ trao đổi này chúng ta hãy xét ví dụ sau, giả sử giá áo khốc ở Việt Nam là 160.000 VNĐ trong khi đó giá áo này xuất khẩu sang Mỹ bán 20 USD. Khi e = 1USD/16000 VNĐ, chiếc áo này giá ở Mỹ tính theo đồng Việt Nam là 20 USD x 16000đ/USD = 320000 đ. Như vậy so sánh giá cả chiếc áo này ở Mỹ với ở Việt Nam, theo Việt Nam đồng thì tỷ lệ này bằng 16000đ / 320000đ là 1/2. Như vậy tỷ lệ trao đổi là 1/2, nghĩa là người ta có thể đổi 2 áo ở Việt Nam lấy 1 áo ở Mỹ.

Tỷ giá hối đoái thực tế = (1UDS/16000đồng Việt Nam) x [(160000 đồng /áo khoác) /(20 đơ la Mỹ /áo khốc)] = 1/2.

Hay Tỷ giá hối đoái thực tế = (tỷ giá hối đoái danh nghĩa x giá hàng nội)/ giá hàng ngoại.

Từ cơng thức tính tỷ giá hối đối thực tế với một loại hàng duy nhất là áo khoác này, chúng ta có thể mở rộng để định nghĩa tỷ giá hối đoái thực tế của một giỏ hàng hóa. Chúng ta ký hiệu e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P là mức giá tại Việt Nam (tính bằng đồng Việt Nam) và P* là mức giá tại Mỹ tính bằng USD. Tỷ giá hối đối thực tế được tính bằng cơng thức:

P

e. (7-11)

Chương 7 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

115

Tỷ giá hối đoái thực tế giữa các nước được tính dựa vào tỷ giá hối đối danh nghĩa và các mức giá ở hai nước. Khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng cao hơn, tử số lớn hơn mẫu số nên giá trong nước cao hơn giá nước ngoài, hàng nội tương đối đắt so với hàng ngoại. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn, hàng ngoại tương đối đắt hơn so với hàng nội. Như vậy khi tỷ giá hối đối thực tế tăng thì sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước giảm và ngược lại.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đầu tư nước ngoài rịng và cán cân thương mại là gì ? Hãy giải thích mối quan hệ giữa chúng ?

2. Cán cân thanh toán gồm những tài khoản nào ? Mối quan hệ giữa cán cân thanh tốn và mơ hình cân bằng trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa ?

3. Hãy định nghĩa tỷ giá hối đoái thực tế và tỷ giá hối đoái danh nghĩa ?

4. Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách nào?Hoạt động mua bán ngoại hối ảnh hưởng tới cung tiền như thế nào ?

5. Nếu một nền kinh tế nhỏ và mở cửa giảm chi tiêu cho giáo dục, điều gì sẽ xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá hối đoái ?

6. Nếu một nền kinh tế nhỏ và mở cửa cấm nhập khẩu tivi, máy tính của Nhật,điều gì sẽ xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá hối đoái ?

131

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)