Chính sách khuyến khích tiến bộ cơng nghệ

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 63)

3.1.2 .Tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam

3.3. Các chính sách thúc đẩy tăngtrưởng dài hạn

3.3.2. Chính sách khuyến khích tiến bộ cơng nghệ

Tài trợ của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển

Năng lực sản xuất của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào trình độ cơng nghệ và tiến bộ cơng nghệ có thể tạo ra bởi nền kinh tế. Thực tế đã chứng tỏ mức sống và năng suất của nhiều nước phát triển cao như hôm nay là nhờ tiến bộ c ơng nghệ.

Q trình nghiên cứu phát triển rất tốn kém và rủi ro khơng nhỏ, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được vì nhiều lý do. Bằng các chính sách khuyến khích như miễn giảm thuế, hay tài trợ sẽ giúp các doanh nghiệp tiến hành cơng việc này bớt rủi ro hơn, từ đó góp phần cải tiến, hồn thiện và áp dụng cơng nghệ mới vào nền kinh tế.

Ở Việt Nam, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở nhu cầu cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp, đặt hàng cho các trường đại học và viện nghiên cứu, các dự án này do Ủy ban thành phố tài trợ, sau khi nghiên cứu sẽ được các doanh nghiệp triển khai và ứng dụng sau đó trả tiền cho Thành phố. Điều này đã thúc đẩy việc thay đổi công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực của sản xuất ở đây.

Việc khuyến khích nghiên cứu và phát triển cịn phụ thuộc vào hiệu lực của luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu một cơng nghệ mới được tạo ra, nó được cấp bằng sáng chế, có nghĩa là người chủ của nó có quyền sở hữu và khai thác cơng nghệ đó. Cơng nghệ cũng như hàng hóa dịch vụ khác, để có nó người chủ của nó cũng phải tiêu tốn thời gian, tư bản, vốn con người…Khai thác cơng nghệ là q trình thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận. Nếu được bảo hộ, cơng nghệ mới hay tiến bộ công nghệ chỉ được sao chép và ứng dụng khi chủ nhân đồng ý. Nếu thiếu sự bảo hộ thì quyền lợi của người sáng chế khơng đảm bảo và vì thế sẽ rất ít cơng nghệ mới ra đời.

Chính sách cơng nghiệp

Q trình CNH sẽ góp phần lớn trong q trình thay đổi cách thức sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong điều kiện của nước ta thực hiện cơng nghiệp hóa với điểm xuất phát thấp và nơng nghiệp nơng thơn có vai trị lớn trong nền kinh tế thì Chính phủ cần có một chính sách cơng nghiệp hợp lý.

Điều quan trọng hiện nay là chính phủ phải xác định các ngành cơng nghiệp và cơng nghệ “đón đầu” và tài trợ cho sự phát triển của chúng. Giới hạn nguồn lực ln là bài tốn khó giải, cần có phương án lựa chọn ngành nào để tài trợ, ngành nào khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tiến hành.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)