Quản lý về đổi mới cách kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 27)

“Kiểm tra” là phương thức thu thập thông tin về một hoạt động hay kết quả của hoạt động.

“Đánh giá” là trên cơ sở những thông tin thu được từ hoạt động kiểm tra, đối chiếu với mục tiêu đã được xác định với những tiêu chí cụ thể để đưa ra nhận định, kết luận về kết quả hoạt động có phù hợp với mục tiêu hay không.

Vì vậy, ta có thể thấy kiểm tra và đánh giá là hai hoạt động có chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì muốn đánh giá phải thông qua kiểm tra, không thể đánh giá mà không có kiểm tra, để có một đánh giá có thể phải thông qua nhiều lần kiểm tra hay ở những thời điểm khác nhau và kiểm tra ở những khâu đã được định trước, chính vì vậy đánh giá là một quá trình và khi nói đến đánh giá là đã hàm chứa nội dung kiểm tra, nên thông thường người ta chỉ nói đến đánh giá.

Cũng giống như các hoạt động sản xuất, quá trình GD được diễn ra theo một quy trình chặt chẽ, trong đó kiểm tra, đánh giá là một khâu hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của cả quá trình.

Đánh giá kết quả học tập của HS THCS là quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về phẩm chất, hành vi, lối sống

(hạnh kiểm) và năng lực học tập các môn học (học lực) của HS. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng GD phổ thông thì đổi mới đánh giá trong GD THCS là hết sức quan trọng, nó tác động ảnh hưởng không chỉ đến HS mà còn tác động đến GV, đến CBQL giáo dục, cả quá trình GD và rộng hơn còn tác động đến cả xã hội.

BGD&ĐT đã ban hành quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/20/2006 về việc ban hành quyết định quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; và quyết định số: 51/2008/QĐ- BGDĐT ngày 15/9/2008 về việc ban hành quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT. HT cần nắm được tình hình của GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, xác định tác dụng của kiểm tra là giúp cho GV điều chỉnh phương pháp, nội dung yêu cầu, để đánh giá đúng chất lượng, khắc phục bệnh thành tích, HS đổi mới cách học trở thành người năng động sáng tạo, kích thích việc tự học, tự hoàn thiện nhân cách.

Công tác kiểm tra cần tập trung vào việc đánh giá tính hiệu quả thực chất của công tác chỉ đạo, quản lý theo yêu cầu đổi mới GD THCS. Việc kiểm tra một tiết dạy và học cần chú trọng vào việc xem xét năng lực tiếp thu của từng đối tượng HS (kém, trung bình, khá, giỏi) sau một tiết dạy để góp ý cho GV về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

HT cần chỉ đạo và quản lý tốt việc đánh giá theo quy định như: về hình thức đánh giá, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và việc xếp loại học lực của học sinh về từng môn học theo quyết định số 40 và 51.

Để góp phần động viên, khuyến khích HS, nhà trường thực hiện tốt việc khen thưởng HS, khen thưởng kịp thời đúng lúc và đúng đối tượng đối với HS đều góp phần vào việc hình thành nhân cách cũng như tạo niềm tin cho các em.

GV cần thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực, tạo mối quan hệ thân thiện dễ gần gũi với các em để tìm hiểu tâm tư của các em. Không nên nên nặng lời hoặc phê bình HS trước lớp với bất cứ lý do gì.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 27)