Đặc điểm tự nhiên, dân cư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 40)

Tân Hồng là một huyện vùng sâu, vùng xa ở phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra từ huyện Hồng Ngự vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Huyện Tân Hồng cách thành phố Cao Lãnh trung tâm của tỉnh là 75 km.

Tân Hồng là huyện biên giới của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở phía Bắc sông Tiền, phía Đông tiếp giáp với huyện Tân Hưng-tỉnh Long An, phía Tây giáp thị xã Hồng Ngự có kênh Thống Nhất, phía Nam giáp huyện Tam Nông-tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp tỉnh Prâyven-vương quốc Campuchia có sông Sở Hạ.

Huyện Tân Hồng có 8 xã và 1 thị trấn, trong đó có 3 xã biên giới. Tổng diện tích tự nhiên 291.5 km2, với tổng dân số là 92.538 người (năm 2010), mật độ dân số bình quân 297 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu sống tập trung ở thị Trấn, ven các trục giao thông thủy, bộ, kênh rạch và các Gò cao. Trên địa bàn Huyện có 03 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Hoa và Khơme, dân tộc Kinh chiếm chủ yếu.

Địa hình huyện Tân Hồng chủ yếu là đồng bằng phù sa cổ, là một trong những vùng trũng của Đồng Tháp Mười, nên hằng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ từ sông Mê Kông, nước dâng cao, ngập sâu và kéo dài (từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm). Lũ lụt đặc biệt lớn vào các năm 2000, 2001, 2002, 2011 vừa qua đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, khó khăn trong việc đi lại, sinh hoa ̣t, trồng trọt, chăn nuôi, đe dọa và tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội.

Tuy nhiên Huyện Tân Hồng có nguồn nhân lực dồi dào, đất đai màu mỡ do lượng phù sa từ sông Cửu Long bồi đắp hàng năm nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa. Là một huyện nghèo, độc canh cây lúa, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 8,91 triệu đồng/người/năm, tương đương 806,773 USD/người/năm; có 03 xã thuộc diện kinh tế đặc biệt khó khăn nên đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế.

Huyện Tân Hồng có mối quan hệ với bên ngoài rất thuận lợi thông qua các tuyến giao thông chính: Quốc lộ N1, quốc lộ 30, đường ĐT 102 nối liền với đường Xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, đường ĐT 842 và ĐT 843 nối liền trung tâm Huyện với các Huyện, Thị, Thành Phố Cao Lãnh trong Tỉnh và với tỉnh Long An, đường thủy Hồng Ngự-Tân Hồng-Tân Hưng (tỉnh Long An) nối liền sông Tiền (sông Cửu Long) với sông Vàm Cỏ Tây,… đó là những nguồn lực tạo nên sự phát triển về kinh tế-văn hoá-xã hội cho huyện Tân Hồng. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế về sản xuất nông nghiệp còn cao, đây cũng là điểm bất cập ảnh hưởng đến nền kinh tế của Huyện vì giá cả và đầu ra của sản phẩm hàng nông sản không ổn định; bên cạnh đó dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt xảy

ra hàng năm làm cho cuộc sống của bà con nhân dân ở nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài những khó khăn của một Huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới ảnh hưởng đến GD và đào tạo còn có một nguyên nhân sâu xa nữa là: đa số nhân dân huyện Tân Hồng xuất thân từ nông dân, nên một phần không nhỏ người dân và một số cán bộ địa phương nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của phát triển GD và đào tạo là nền tảng bền vững cho việc phát triển kinh tế-xã hội, không tự nhận thức vươn lên bằng chính con đường học vấn để xóa đói, giảm nghèo; để đổi đời cho bản thân và thế hệ con, cháu tương lai.

Tuy nhiên, trong những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, hiếu học, nhanh nhạy trong kinh tế, đồng lòng xây dựng quê hương, cán bộ và nhân dân huyện Tân Hồng đã liên tục phấn đấu vượt mọi khó khăn, thử thách, dành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ được phát huy, đời sống nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt.

Bảng 1. Diện tích, dân số, mật độ dân số

TT Thị trấn, xã Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Ghi chú 1 Thị Trấn Sarài 7,44 11.506 1.547 2 Xã Tân Công Chí 52,03 11.417 219 3 Xã Bình Phú 43,48 10.344 238 4 Xã Tân Hộ Cơ 46,27 10.589 229 5 Xã Thông Bình 29,36 12.509 426 6 Xã Tân Thành A 35,55 10.092 284 7 Xã Tân Phước 41,48 11.754 281 8 Xã An Phước 23,71 6.403 270 9 Xã Tân Thành B 31,45 7.924 252 CỘNG 311,13 92.538 297

(Nguồn phòng địa chính huyện Tân Hồng – năm 2010)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w