Qua thực tế có thể thấy rằng, HT có thể thông qua các tổ chức để quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường như: Tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, các đoàn thể trong nhà trường, đội ngũ GV, tập thể HS, Ban đại diện cha mẹ HS và các lực lượng khác ngoài nhà trường,… Người dạy và người học là những chủ thể có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học. Vì vậy, trọng tâm của quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS và phải được bắt đầu từ hoạt động của tổ chuyên môn.
Trong quá trình quản lý khi triển khai các hoạt động công việc cần làm là: lập kế hoa ̣ch và phổ biến kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá. Để lập kế hoa ̣ch hoạt động dạy học trước tiên người HT căn cứ vào những quan điểm định hướng đổi mới về nội dung, chương trình, PPDH và mục tiêu, nhiệm vụ của cấp học và dựa vào điều kiện thực tế của đơn vị để hình dung một cách tổng quát về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt để ấn định từng bước đi cụ thể với thời gian tương ứng, dự kiến các biện pháp để thực hiện. Trên cơ sở kế hoa ̣ch tổng thể, HT phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch cụ thể riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng tổ chức, cá nhân. Cùng với việc lập kế hoa ̣ch, HT là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoa ̣ch để hoạt động dạy học của đơn vị đi vào nền nếp và đạt kết quả cao.