Tổ chức xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53 - 55)

Hiện nay các trường THCS biên giới trên địa bàn huyện Tân Hồng dưới sự lãnh đạo của PGD&ĐT và SGD&ĐT, đã chú trọng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức xây dựng và phát triển đội ngũ GV. HT nhà trường lập kế hoạch phát triển GD từng năm trên cơ sở kế hoạch về thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng GD và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn được UBND huyện phê duyệt. HT các trường THCS căn cứ vào quy mô phát triển của đơn vị và yêu cầu của chương trình

THCS và điều kiện CSVC hiện có để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ đảm bảo đủ GV giảng dạy và các định biên khác. Đồng thời có kế hoạch đưa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBQL và lập kế hoạch bồi dưỡng về tin học, tập huấn các phần mềm ứng dụng cho lực lượng giáo viên giảng dạy. Trong đó có động viên, khuyến khích và tạo điều kiện đối với GV nữ và lực lượng GV lớn tuổi tham gia học tập.

Là huyện biên giới nhưng hiện nay có 100% GV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trên 72% GV trên chuẩn. Nhưng trên thực tế chỉ mới đạt về mặt số lượng, vấn đề chất lượng cần phải tiếp tục quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh những GV xác định đúng đắn mục đích và động cơ học tập, học để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức cho bản thân, để giảng dạy tốt hơn vẫn còn không ít GV học để đối phó, để được chuyển xếp lại ngạch lương mà ít quan tâm đến nâng cao kiến thức cho mình, để sử dụng kiến thức vào giảng dạy để nâng cao chất lượng. Do đó, có những GV đã có trình độ trên chuẩn nhưng kết quả giảng dạy vẫn không khá hơn trước. Đối với các bộ môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục vẫn thiếu nên làm cho GD huyện nhà phát triển chưa cân đối.

HT các trường có quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho GV. HT vận dụng linh hoạt hình thức bồi dưỡng tại chổ như dự giờ, thao giảng, chuyên đề, hội giảng, hội thi hoặc tham quan học hỏi kinh nghiệm, tự học, tự bồi dưỡng,…. Qua kết quả thanh tra trường học cho thấy HT các trường đã động viên GV tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề qua dự giờ của đồng nghiệp là chính. HT có chỉ đạo và quy định mỗi GV phải dạy và dự giờ chéo với nhau ít nhất 2 tiết/tháng, dạy thao giảng trong tổ mỗi GV dạy 2 tiết/học kỳ cho đồng nghiệp dự giờ nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân là sau dự giờ, GV chưa trao đổi, rút kinh nghiệm thẳng thắn với nhau những ưu điểm và hạn chế của tiết dạy để cùng học hỏi và nâng cao tay nghề.

Bảng 13: Tổng hợp trình độ CB-GV-NV THCS năm học 2010-2011.

TRÌNH ĐỘ CBQL GIÁO VIÊN NHÂN VIÊN TỔNG CỘNG

Thạc sĩ 0 0 0 0

Cao đẳng 1 35 05 41

Trung học 0 01 10 11

Tổng số 10 108 15 133

(Theo số liệu tổ chức của PGD&ĐT Tân Hồng)

Bảng 14: Kế hoa ̣ch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB-GV-NV cấp THCS ở các trường biên giới đến năm 2015.

Tên lớp Đào tạo

CBQL Giáo viên Nhân viên Đang học Kế hoạch Đang học Kế hoạch Đang học Kế hoạch

CBQL 02 03 00 QLNN 01 03 00 TCCT 01 04 02 03 Tin học 01 03 00 03 03 04 Các lớp Khác 01 03 02 03 02 02

( Kế hoạch PGD&ĐT Tân Hồng, đề án nâng cao chất lượng GD)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53 - 55)