Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 73 - 76)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.5. Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên

CBQL, giáo viên

Xây dựng đội ngũ CBQL

HT quán triệt sâu sắc, phổ biến đầy đủ các nội dung tới tận GV chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT và quyết định số: 16/2008/BGD&ĐT chuẩn mực đạo đức nhà giáo. HT là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của trường mình. Chất lượng GD có được nâng cao và việc thực hiện đổi mới dạy và học có hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực quản lý của người HT. Vì vậy, đòi hỏi người HT phải có kiến thức về QLGD, am hiểu sâu sắc về đổi mới và có năng lực quản lý để chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt yêu cầu chất lượng hoạt động dạy học, đặc biệt là quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng giảm tải chương trình SGK của ngành GD quy định.

Một số CBQL các trường THCS biên giới huyện Tân Hồng hiện nay chưa qua lớp bồi dưỡng lớp CBQL nên trong quản lý chỉ bằng kinh nghiệm là chính, cho nên có nhiều khó khăn trong việc vận dụng các chức năng quản lý vào thực tiễn, không mang lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.

Nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL lãnh đạo PGD&ĐT huyện Tân Hồng đã tiến hành khảo sát, đánh giá lại tình hình chất lượng đội ngũ BGH để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, công tác quản lý hay trình độ chuyên môn,….. cho đội ngũ đương nhiệm nhằm tăng cường năng lực quản lý cho họ để họ tổ chức thực hiện tốt các chức năng quản lý trong quản lý hoạt động dạy học. Sau khi hết nhiệm kì CBQL sẽ được sắp xếp, luân chuyễn một cách hợp lý, chú ý công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế thừa, tạo sự đồng đều về cơ cấu độ tuổi và trình độ, năng lực và cả về số lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý GD cho các trường THCS biên giới huyện Tân Hồng.

Vì vậy HT cần quan tâm trong việc giao quyền và giao trách nhiệm cho các PHT để giúp HT trong việc chỉ đạo và quản lý tốt các hoạt động nhà trường. HT chú ý chọn những GV nhiệt tình, giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, để giúp cho HT quản lý về chuyên môn. Vì đây là lực lượng trong việc

thực hiện quản lý hoạt động dạy học, là nơi triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp thường xuyên hoạt động của GV. Đối với những đơn vị thiếu lực lượng GV nòng cốt, HT mạnh dạn chọn những GV trẻ, có uy tính, nhiệt tình và chịu trách nhiệm làm tổ trưởng, nhưng đồng thời phải quan tâm động viên, giúp đỡ và bồi dưỡng họ để từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đối với PGD&ĐT cần quan tâm đến việc phân công, điều động, biệt phái GV sao cho đảm bảo tính đồng bộ GV giữa các trường, cần ưu tiên những trường mới thành lập, những trường khó khăn, những trường không có GV làm nòng cốt về chuyên môn. Thông qua hoạt động của các tổ chức trong nhà trường để phát hiện và chọn những nhân tố tích cực, có chiều hướng phát triển tốt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn dự bị, nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu phát triển GD trong giai đoạn mới.

Bên cạnh cần củng cố các tổ chức Đoàn-Đội,…. trong nhà trường nhằm hỗ trợ tích cực cho việc quản lý chất lượng hoạt động học tập của HS.

Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên

Đẩy mạnh phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhiệm vụ cụ thể là:

- Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, đủ sức thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học của nhà trường. Đây là vấn đề then chốt để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học. Đủ về số lượng để đảm bảo phân công, phân công lao động hợp lý, khoa học để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tốt hơn.

- Hiện nay GV tương đối đảm bảo về bộ môn nhưng GV chuyên vẫn còn thiếu, nên buộc một số trường phải thỉnh giảng GV ở trường khác về giảng dạy. Đối với những GV này việc kiểm tra soạn giáo án của nhà trường bị hạn chế, hoặc số tiết trong tuần dạy quá nhiều nên ích nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động giảng dạy. Nhằm giải quyết tình trạng thiếu GV chuyên hiện nay, HT cần tham mưu với lãnh đạo ngành những trường có từ hai GV chuyên Âm Nhạc nên luân chuyển đi một người để đảm bảo trường nào cũng có GV

chuyên. Bên cạnh HT cần quan tâm hơn đến GV về điều kiện vật chất cả về tinh thần, tham mưu địa phương và ngành cấp trên tăng cường xây dựng nhà công vụ GV và các hỗ trợ khác nhằm ổn định điều kiện sống và sinh hoạt của GV, đồng thời động viên khích lệ họ ở lại địa phương công tác, hạn chế xin chuyển về quê. Bên cạnh, công tác xét cho GV thuyên chuyển cũng cần được cân nhắc kỷ và chỉ xem xét đối với những trường hợp đặc biệt, có cân đối hợp lý giữa nguồn được bổ sung phải đáp ứng đủ tỉ lệ GV cho nhu cầu.

- HT động viên GV tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng PPDH mới vào công tác giảng dạy. Phát huy điểm mạnh của mỗi cá nhân, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động sâu rộng trong toàn trường “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.

- HT phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ đủ GV nhưng phải đồng bộ về cơ cấu đồng thời phải đảm bảo về chất lượng bởi chất lượng của GV là vấn đề quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường. HT cần có biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV phù hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD trong nhà trường. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV là để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giúp cho GV thường xuyên cập nhật kiến thức mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi HT nhà trường phải có kế hoạch và biện pháp thực hiện và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình quản lý của mình để việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV đạt hiệu quả cao nhất.

- Hiệu trưởng có kế hoạch sử dụng GV phù hợp với chuyên môn đào tạo, năng lực cá nhân, kinh nghiệm giảng dạy, điều kiện sức khoẻ và cả việc quan tâm tư, nguyện vọng chính đáng của GV. Tùy từng điều kiện cụ thể và đặc điểm từng khối lớp, khả năng đáp ứng của GV, HT có kế hoạch phân công giảng dạy một cách hợp lý, hợp tình, phù hợp năng lực, sở trường của mỗi GV và đặc biệt chú ý khi phân công GV có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình giảng dạy các lớp đầu cấp, khi sự bố trí GV đã hợp lý thì chất lượng dạy học sẽ nâng cao hơn.

- Việc sử dụng GV một cách hợp lý sẽ phát huy tốt năng lực và sở trường của họ, phân công một cách khoa học sẽ phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng nhà trường theo yêu cầu đổi mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w