9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số kết luận chung sau đây :
1.1. Về lý luận: Tìm hiểu được bản chất của QLGD nói chung và công tác quản lý của Hiệu trưởng nói riêng. Trong đó tập trung nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS, và đã nêu lên được một số khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều tra, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy học của HT các trường THCS biên giới trong huyện và qua đúc kết kinh nghiệm thực tế trong quản lý chỉ đạo, tác giả đa nêu lên hệ thống lý luận và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của HT nhằm giúp nâng cao công tác giảng dạy trong nhà trường hiện nay
Qua đề tài nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn đã cho thấy rằng khi tổ chức dạy học phải tính đến tính độc đáo, sáng tạo của người dạy và chủ động tiếp thu của người học. Người dạy phải sử dụng linh hoạt và phong phú các PPDH, phân loại được đối tượng HS trong dạy học. Người HT phải tác động tích cực và tạo
những điều kiện thuận lợi nhất, tạo môi trường thân thiện, thuận lợi và thích hợp nhất cho GV làm tốt công tác giảng dạy.
- Chất lượng GD có được chủ yếu là do kết quả của QTDH đem lại là chủ yếu. Mà kết quả của QTDH được đánh giá thông qua kết quả học tập của HS. Vì vậy mọi tác động GD của giáo viên và tác động quản lý của Hiệu trưởng phải nhằm vào người học, kích thích cho người học đạt kết quả học tập cao nhất.
1.2. Việc khảo sát thực trạng cho thấy, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm gần đây, GD THCS biên giới huyện Tân Hồng đã có những nhiều chuyển biến và không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên trong công tác nâng cao chất lượng học của HT vẫn còn một số mặt hạn chế như chưa đẩy mạnh đổi mới PPDH giúp cho người học tự chiếm lĩnh tri thức, chưa giáo dục kỹ năng sống cho HS, chưa quan tâm chế độ khen thưởng và xem nhẹ công tác dự giờ, công tác thanh tra kiểm tra nội bộ, vai trò tổ chuyên môn đặc biệt là PHT chưa được HT trao quyền trong lĩnh vực mình phụ trách. Những bất cập trên đây, nếu không khắc phục kịp thời, sẽ là nguyên nhân kìm hãm quá trình phát triển GD của từng đơn vị nói chung và của huyện Tân Hồng nói riêng. 1.3. Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của HT ở các đơn vị mà tác giả nghiên cứu nói riêng và các trường THCS ở huyện Tân Hồng nói chung. Tuy nhiên tùy tình hình ở từng đơn vị mà áp dụng để phát huy tối đa các giải pháp mà tác giả nêu ra.
2. Kiến nghị