9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032
2.4.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tạ
Những tồn tại
Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng hoạt động dạy học nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và mục tiêu đề ra.
Một bộ phận GV và CBQL chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề, chưa có mô hình đột phá trong nhiệm vụ được giao, chưa nhận thức
tốt vai trò, trách nhiệm của mình với công việc đang đảm nhận. Việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung có nơi chưa quyết liệt, khâu quản lý chất lượng dạy học còn lỏng lẻo. Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, HS tích cực” chưa được chỉ đạo sâu sắc từ lãnh đạo các cấp, CBQL đặc biệt là GV chưa quan tâm GD kỹ năng sống cho HS, các em hạn chế tiếp xúc với thực tế có liên quan nội dung bài học, thiếu sân chơi lành mạnh cho các em
Đội ngũ CBQL chưa đồng bộ về độ tuổi, về kinh nhiệm quản lý và còn hạn chế ở nhiều mặt, nhất là việc tổ chức quản lý hoạt động dạy học.
Hiệu quả quản lý chưa đồng đều giữa các trường do còn nhiều CBQL chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, nên lúng túng trong tổ chức điều hành lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Việc áp dụng khoa học quản lý nhà trường, quản lý QTDH là công việc cực kỳ quan trọng nhưng chưa các trường tổ chức thực hiện tốt, chưa hoàn thành được trách nhiệm của người CBQL nhà trường, QLGD trong giai đoạn hiện nay.
Các bộ phận giúp việc nhất là tổ trưởng chuyên môn chưa phát huy tốt vai trò quản lý các hoạt động của các thành viên trong tổ, đặc biệt là đối với hoạt động dạy học.
Đội ngũ GV còn thiếu cục bộ nhất là các môn chuyên như Âm Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục nhất là thiếu về lực lượng GV nòng cốt cố vấn cho đội ngũ GV trẻ. Vẫn còn nhiều GV chưa xác định đúng động cơ học tập, về việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, thực hiện đổi mới PPDH và chưa có trách nhiệm cao trong giảng dạy.
Công tác phối hợp GD giữa nhà trường với gia đình vẫn cò nhiều bất cập và hạn chế, đã ảnh hưởng nhiều về chất lượng dạy và học theo hướng đổi mới.
Đa số các trường đều thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu mỹ quan sư phạm nên không thu hút và tạo sự gắn bó HS với nhà trường. CSVC phòng học, phòng chức năng còn thiếu và xuống cấp, kinh phí đầu tư không đáp ứng kịp việc xây mới và sửa chữa chống xuống cấp. Trang thiết bị chưa được bổ sung từ cấp trên nên vẫn chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu. Nhìn chung, yếu tố môi trường chưa thuận lợi, chưa là điều kiện tốt cho hoạt động dạy học và GD toàn diện HS.
Nguồn ngân sách theo cơ chế khoán của Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP cho các đơn vị sự nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, các trường thường không đủ kinh phí để hỗ trợ tốt cho các hoạt động dạy học và các hoạt động khác.
Nguyên nhân
Huyện Tân Hồng là một trong những huyện nghèo biên giới của tỉnh Đồng Tháp, các nguồn thu ngân sách hằng năm không đủ chi và Tỉnh phải cấp bù kinh phí cho huyện nên việc hỗ trợ kinh phí cho GD cũng trở nên hết sức khó khăn và hạn chế. Từ đó thường không đáp ứng được nhu cầu từ GD là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiến độ đề án nâng cao chất lượng GD.
Phần lớn đời sống người dân còn khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm hoặc phải đi làm thuê để sinh sống, từ đó đã không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái. Một số gia đình còn thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc, dạy dỗ con em, còn giao phó cho nhà trường nên khâu quản lý việc học tập của HS chưa chặt chẽ, các em thường không thực hiện tốt theo hướng dẫn học tập của GV. Bên cạnh đó, một số GV chủ nhiệm còn ít quan tâm đến gia đình HS, hạn chế về công tác phối hợp quản lý hoạt động học của học sinh. Tình trạng HS yếu còn nhiều và chưa có chuyển biến tích cực.
Chưa tạo thành nền nếp và trách nhiệm trong hoạt động dạy học nhất là việc dạy của GV. Vẫn còn nhiều GV chưa phát huy tốt ĐDDH, chưa phát huy hiệu quả trong việc đổi mới SGK và đổi mới PPDH.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa có hiệu quả cao, các tổ chức quản lý trong nhà trường chưa thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm để giúp và tham mưu tốt cho HT, thay HT quản lý con người và công việc theo chức năng và theo sự phân công của HT. Còn nhiều cá nhân thực hiện qua loa nên hiệu quả sẽ không cao.
Đánh giá chung
Có được những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Huyện ủy, UBND huyện và PGD&ĐT, sự nhiệt tình của đoàn thể chính quyền địa phương nơi các trường đóng trên địa bàn. Đặc biệt là sự nỗ lực của
CBQL và đội ngũ thầy cô và phụ huynh HS đã cố gắng vượt qua khó khăn để cùng chăm lo cho GD, thế hệ mai sau với khẩu hiệu “Tất cả vì HS thân yêu”.
Bên cạnh những thành tích đạt được thì việc HS bỏ học vẫn còn cao, thành tích phong trào mũi nhọn đạt chưa nhiều; công tác xây dựng trường Xanh- Sạch-Đẹp và trường chuẩn quốc gia chưa đầu tư thích đáng; chất lượng đội ngũ GV còn nhiều hạn chế nhất là trong việc tiếp cận PPDH mới; chính sách đãi ngộ cho GV ở xa đến công tác chưa được quan tâm, chế độ khen thưởng kịp thời. Đặc biệt các trường biên giới nói riêng và các trường trong huyện Tân Hồng nói chung chưa được giao quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
Kết luận chương 2
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Tân Hồng, sự kết hợp đồng bộ với các ngành hữu quan, đặc biệt sự giúp đỡ của SGD&ĐT ngành GD Tân Hồng đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra: Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển; công tác phụ đạo HS yếu kém chưa làm thường xuyên, việc bồi dưỡng phong trào mũi nhọn chưa đầu tư theo chiều sâu từ đó đạt kết quả các hội thi Tỉnh chưa nhiều.
Được sự chỉ đạo trực tiếp về lĩnh vực chuyên môn từ PGD&ĐT và sự phối hợp nhịp nhàng với chính quyền và đoàn thể địa phương, công tác GD các xã biên giới ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, tình hình CSVC và đội ngũ GV vừa yếu lại vừa thiếu chính vì vậy lãnh đạo Huyện và Tỉnh cần đầu tư vốn xây dựng CSVC cho các trường biên giới tốt hơn và có kế hoạch hỗ trợ GV ở xa có nền nhà trong cụm tuyến dân cư để GV an tâm công tác, gắn bó lâu dài với địa phương có như vậy trong thời gian tới mới có đội ngũ GV cốt cán và quy hoạch kế cận lãnh đạo kế thừa đủ về trình độ chuyên môn và trình độ chính trị.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng GD mà trong đó hoạt động dạy học là chủ đạo nhất. Do đó hoạt động dạy học phải được tiến hành đúng theo yêu cầu đổi mới, phải được tổ chức chặt chẽ và có sự kiểm tra giám sát tốt của nhà quản lý thì mới mang lại hiệu quả cao. Những tồn tại và nguyên nhân trên cho thấy rằng vấn đề quản lý hoạt động dạy học của các HT còn rất
nhiều bất cập, và phải được quan tâm nhiều hơn. Điều cần thiết là phải có những giải pháp giúp cho CBQL trực tiếp là HT để quản lý tốt hoạt động dạy học.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CỦAHIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI HUYỆN TÂN