Quản lý hoạt động học tập của HS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 90 - 91)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.9.Quản lý hoạt động học tập của HS

Tân Hồng là huyện nghèo biên giới, có mặt bằng dân trí thấp và chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, 6 tháng mùa nước, 6 tháng mùa khô. Giao thông cách trở không thuận lợi, khó khăn trong việc đi lại học tập của HS. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng lúa là chính, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhỏ lẽ. Phần lớn người dân không có ruộng đất phải làm thuê để kiếm sống, mùa nước thì sống bằng nghề nuôi và đánh bắt thủy sản. Một bộ phận khác là người nơi khác đến được bố trí ở

các cụm tuyến dân cư theo chương trình di dân của Nhà nước đa số làm thuê theo mùa, cuộc sống thường không định cư, họ thường xuyên phải sống xa nhà, xa con cái hoặc có những hộ gia đình, họ đem theo cả con cái khi đi làm ăn xa ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương v.v….

Chính khó khăn kinh tế nên họ ít quan tâm đến vấn đề GD, chuyện học hành của con cái họ giao hết cho nhà trường hoặc phó mặc tương lai của con em họ cho số phận, họ quan niệm tới đâu hay tới đó.

Bên cạnh có một số gia đình điều kiện kinh tế có thuận lợi nhưng do ảnh hưởng tập quán hoặc họ còn suy nghỉ là nhà có đất đai nếu nghỉ học thì về làm ruộng không sợ đói. Họ có quan niệm “Người ta lấy thùng đong lúa chứ không ai lấy thùng đong chữ”, và do thực trạng xã hội hiện nay tình hình thất nghiệp, không kiếm được việc làm của một số sinh viên hoặc đồng lương quá ít ỏi của cán bộ công chức nhà nước, không sánh bằng những người lao động bình thường, không có trình độ nhưng được vào làm các công ty mức thu nhập của họ có khi lại cao hơn.

Là vùng biên giới nghèo điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, tập quán của người dân đã gây không ít khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình tổ chức GD cũng như chất lượng hoạt động dạy học ở các nhà trường. Do có nhiều HS chưa được sự quan tâm của cha mẹ, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ của cha mẹ trong quá trình học tập, không có điều kiện học tập khi ở nhà, gián đoạn trong học tập, không đáp ứng được theo yêu cầu đổi mới cách dạy và cách học, ….. dẫn đến bị mất căn bản về kiến thức và thường có kết quả học tập yếu, lưu ban và bỏ học. Và qua đánh giá ở phần thực trạng cho thấy cần thiết phải có giải pháp phù hợp để các trường THCS biên giới huyện Tân Hồng thực hiện nâng cao chất lượng học tập của HS, hạn chế số lượng học yếu để các em tiếp tục học tốt ở các cấp học cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 90 - 91)