Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học 1 Kế hoạch quản lý hoạt động dạy của G

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 52)

2.3.2.1. Kế hoạch quản lý hoạt động dạy của GV

Hiện nay chất lượng dạy học tuy đã dần ổn định và đi vào nề nếp, nhưng chất lượng hoạt động dạy nói riêng ở các trường THCS biên giới trên địa bàn huyện Tân Hồng vẫn còn nhiều bất cập so với các huyện khác. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu thuộc về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Trước hết là cách quản lý dựa vào kinh nghiệm là chính, còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch quản lý, điều hành, kiểm tra hoạt động dạy của GV.

Trong việc quản lý nhiều HT chỉ dừng lại ở quản lý hành chính. Công việc chỉ đạo, điều hành, quản lý việc giảng dạy của GV, HT thường giao PHT và các tổ chuyên môn mà ít có tham gia trực tiếp. Trên thực tế ở một số đơn vị trường các bộ phận bên dưới không phát huy tốt chức năng của mình, không tổ chức tốt việc thực hiện nhiệm vụ được phân công với nhiều nguyên nhân: Năng lực lãnh đạo, trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm,…. nhưng lại không có sự kiểm tra, giám sát của HT để kịp thời hỗ trợ hay chỉ đạo điều chỉnh.

Hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động dạy học cần phải chỉ đạo cho PHT phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy của GV, đồng thời yêu cầu mỗi GV phải thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình. Kế hoa ̣ch dạy học của GV cần chi tiết, cụ thể đến từng khối lớp. Qua thực tế cho thấy kế hoạch quản lý hoạt động dạy của GV ở các trường vẫn còn nặng về hình thức, trong phân công giảng dạy người quản lý

chưa quan tâm đầy đủ đến từng đối tượng GV, chưa dự kiến những tình huống khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, chưa động viên được GV tự giác và chủ động thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cũng như chưa có biện pháp để nâng cao chất lượng bài soạn, bài giảng theo nhu cầu đổi mới phù hợp với từng khối lớp. Việc soạn giảng, lên lớp của GV còn mang tính chất đối phó mà không vì trách nhiệm nghề nghiệp. Từ đó chất lượng giờ dạy của GV không có tính sáng tạo, nặng SGK, bài giảng không linh động, chưa phù hợp với từng đối tượng HS nên làm cho người học dễ chán học. Có tình trạng bài soạn của GV được chuẩn bị khá tốt nhưng trong quá trình giảng dạy không được GV thực hiện tốt. Hoặc tình trạng GV bỏ bài, bỏ môn nhưng BGH vẫn không phát hiện.

Những tồn tại trên đều xuất phát từ sự lỏng lẻo trong quá trình quản lý, HT không thường xuyên kiểm tra GV, kiểm tra các tổ chuyên môn. HT cần xây dựng một tập thể có nề nếp, kĩ cương và trách nhiệm trong giảng dạy. Nên mỗi đơn vị nhà trường cần phải có kế hoạch quản lý hữu hiệu hơn về hoạt động dạy học nhất là hoạt động dạy của GV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 52)