9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032
3.2.10.3. Chỉ đạo thực hiện và đánh giá hiệu quả việc bồi dưỡng
Thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV gồm: đại diện BGH, các tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán của từng môn học. Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV. HT thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng. Quy định rõ trách nhiệm của những người tham gia bồi dưỡng.
HT phân công nhiệm vụ tổ chuyên môn phụ trách việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng riêng cho mình. Tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV đạt hiệu quả khi mỗi cá nhân đều có ý thức tự giác, xem việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là yêu cầu tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của bản thân, của nhà trường nên mỗi GV đều ra sức phấn đấu học tập, bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân và để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Vì vậy, HT cần chú trọng đến việc xây dựng động cơ và thái độ học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức, khơi dậy những tình cảm và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của trường,…. Bên cạnh đó cần có những động viên, khuyến khích về tinh thần lẫn vật chất nhằm động viên kịp thời những nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân và tập thể sao cho có hiệu quả.
Hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng lực lượng GV giỏi làm nòng cốt. Tuy nhiên HT phải là người làm gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Hiệu trưởng cần tăng cường giám sát tính hiệu quả của công tác bồi dưỡng để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng hình thức, có làm nhưng không hiệu quả.