Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 79)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.7.2.Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

Bên cạnh việc chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ cần chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu, thảo luận trong tổ về những hướng dẫn giảng dạy của từng môn học theo hướng điều chỉnh giảm tải chương trình, nội dung SGK. Tổ chức việc soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp, trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế các câu hỏi, xác định những nội dung cơ bản một số bài giảng, tạo những tình huống giúp HS hứng thú trong học tập, ….. thống nhất hình thức dạy học cho từng môn học, bài học để phù hợp với từng đối tượng HS. Hoặc tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các TBDH, kinh nghiệm làm ĐDDH.

HT cần quan tâm chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện hiệu quả các chuyên đề, dự giờ, thao giảng, hội giảng, đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học, chú trọng làm sáng kiến kinh nghiệm, tăng cường công tác kiểm tra, thăm lớp, dự giờ, tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường, tham gia sinh hoạt cụm, tổ nhóm để trao đổi bài khó, chương khó và cách kiểm tra đánh giá HS,… sinh hoạt định kỳ của tổ để rút kinh nghiệm và giải quyết những vấn đề còn khó khăn của GV trong quá trình soạn giảng, lên lớp, nhằm góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ GV và nâng cao chất lượng dạy học.

Ở một số đơn vị có đội ngũ tổ trưởng chuyên môn chưa đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ được phân công, HT cần phải quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ và bồi

dưỡng đối với những tổ trưởng còn yếu để họ tự tin trong điều hành, từng bước phát huy năng lực quản lý giúp HT quản lý tốt hoạt động dạy học.

HT cần chỉ đạo hoạt động sư phạm trọng tâm của tổ chuyên môn là tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở nội dung chương trình, SGK, trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ việc dự kiến phân công chuyên môn, đề xuất bố trí người làm công tác kiêm nhiệm, tổ chức việc dự giờ thăm lớp của GV, việc bồi dưỡng chuyên môn, duyệt và thể nghiệm sáng kiến kinh nghiệm trước khi thông qua hội đồng, công tác chủ nhiệm,… đến việc quan tâm đến đời sống của GV trong tổ đều phải được tổ trưởng quan tâm, khuyến khích, động viên nhằm phát huy được tinh thần tự giác, tích cực, ý thức vươn lên của mỗi GV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 79)