Chất lượng các hội thi và học lực của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 48)

Năm học Số HS Dự thi Số HS Đạt giải Số HS đạt từng loại giải Ghi chú Huyện Tỉnh Nhất Nhì Ba KK 2008-2009 100 30 3 2 10 15 10 4 1 01 0 02 2009-2010 110 25 0 02 05 18 9 1 0 0 1 0 2010-2011 122 22 1 4 10 7 68 1 0 0 0 0

(Nguồn phòng giáo dục huyện Tân Hồng)

Nhận xét: Chất lượng các hội thi của HS THCS biên giới ở huyện Tân Hồng lệ đạt không cao, nhất là tỷ lệ HS giải vòng Tỉnh.

Bảng 11: Tổng hợp chất lượng học lực HS THCS qua các năm học.

Năm học TS

HS

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2008 – 2009 SL 1588 185 454 890 59 0 1580 8 % 11,6 28,6 56 3,7 99,5 0,5 2009 – 2010 SL 1646 197 568 838 41 2 1639 7 % 12 34,5 50,9 2,5 0,1 99,6 0,4 2010 – 2011 SL 1738 287 686 710 51 4 1731 7 % 16,5 39,5 40,9 2,9 0,2 99,6 0,4

( Sốliệu thanh tra của PGD&ĐT Tân Hồng)

Qua bảng 11, cho ta số liệu sau: Năm học 2008-2009: Giỏi đạt 11.6%, khá 28.6%, trung bình 56% và yếu 3,7%. Năm học 2009-2010: Giỏi 12%, khá 34,5%, trung bình 50,9%, yếu 2,5 và kém 0,1%. Năm học 2010-2011: Giỏi 16,5%, khá 39,5%, trung bình 40,9%, yếu 2,9% và kém 0,2%.

Ta thấy chất lượng dạy học hằng năm chưa tăng nhiều, nhất là từ khi thực hiện việc cho điểm và đánh giá đúng thực chất theo “Hai không” chủ trương của Bộ GD&ĐT thì HS có sự phân hóa trong học tập, số HS giỏi tăng không nhiều, học sinh yếu kém lại tăng lên, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chán học rồi lưu ban, bỏ học. Đây là điều băn khoăn của các cấp quản lý GD và địa phương trước thực trạng về chất lượng GD, nếu như không có giải pháp tốt thì

sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của các cấp học tiếp theo và chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH.

Nguyên nhân là do nhận thức của các bậc phụ huynh chưa coi trọng việc học của con em và chưa tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Hoặc do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, phải làm thuê sinh sống nên không có điều kiện để quan tâm đến việc học của con mình, thậm chí họ bắt con em mình phải nghỉ học để phụ giúp gia đình hoặc theo họ đi làm ăn xa. Nên dẫn đến tình trạng có nhiều HS thời gian học bị gián đoạn, không liên tục nên bị hỏng kiến thức, học yếu và lưu ban.

Bên cạnh đó các bậc phụ huynh chưa am hiểu nhiều về việc đổi mới nội dung, chương trình và cách dạy, cách học theo phương pháp mới nên họ bị hạn chế trong việc giúp đỡ hoặc hướng dẫn con em mình trong quá trình học ở nhà, HS không có điều kiện thực hiện cách học theo yêu cầu và hướng dẫn của GV từ đó cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả dạy và học.

Một thực trạng bất cập trong những năm gần đây đối với số HS yếu là khi nhà trường tổ chức dạy phụ đạo trái buổi hay bồi dưỡng thêm trong thời gian hè thì những HS này thường không đi, tỉ lệ đi học rất ít hoặc học không thường xuyên. Do vậy, mặc dù nhà trường cố gắng thực hiện nhiều giải pháp như khảo sát phân loại HS từ đầu năm học để biết và phân công giúp đỡ những HS học yếu trong cả thời gian năm học, trong hè nhưng kết quả chưa có chuyển biến tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w