Tính hiệu quả của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 103 - 106)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.3.2.Tính hiệu quả của các giải pháp

Hệ thống những giải pháp tác giả đã đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu và phân tích thực trạng về công tác nâng cao chất lượng dạy học của HT các trường biên giới trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Tác giả tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đưa ra bằng cách lấy ý kiến trong BGH; ý kiến của tổ trưởng chuyên môn và GV ở các trường THCS biên giới trong huyện theo bốn mức độ rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết và có hay không cũng không quan trọng.

Qua bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát bằng cách lấy ý kiến cho thấy các giải pháp do tác giả đề xuất được đa số phiếu tán thành và ủng hộ. Chứng tỏ các giải pháp chúng tôi đề xuất có thể chấp nhận được và các giải pháp trên là cấp thiết và có tính khả thi cao.

Các giải pháp chúng tôi đưa ra là cả quá trình nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ các trường THCS biên giới huyện Tân Hồng và quá trình làm công tác quản lý của bản thân, kết hợp với phân tích, khảo sát công tác nâng cao chất lượng dạy học của HT các trường biên giới trên địa bàn nghiên cứu. Từ kết quả đó tôi nhận thấy các giải pháp này đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, hy vọng đề tài là một tài liệu tham khảo giúp cho lãnh đạo các trường THCS biên giới nói riêng và các trường THCS trong huyện nói chung nghiên cứu và áp dụng vào tình hình thực tế ở đơn vị mình quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học để chất lượng GD ngày một nâng cao hơn.

Tóm tại:

Đối với CBQL để nâng cao chất lượng dạy học cần thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Hàng năm lập kế hoạch cho GV nâng cao trình độ chuyên môn dưới nhiều hình thức (tại chức, từ xa). Cử GV nòng cốt tham gia tập huấn đầy đủ và có hiệu quả các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do BGD&ĐT, SGD&ĐT, PGD&ĐT tổ chức sau đó tập huấn lại cho đội ngũ GV còn lại, các GV được tham gia tập huấn đều phải viết thu hoạch.

Phát động phong trào thi viết sáng kiến kinh nghiệm trong toàn thể GV khi được công nhận đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện phổ biến trong toàn ngành để các GV trao đổi, áp dụng. Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học trong toàn thể GV các cấp, tổ chức thi đồ dùng tự làm, tổ chức ngày hội công nghệ thông tin nhằm biểu dương các GV có nhiều giáo án điện tử tiêu biểu.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề, đi sâu vào việc đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nâng cao vai trò của GV chủ nhiệm trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho HS, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng là công tác GV chủ nhiệm. Bồi dưỡng nâng lực quản lý cho đội ngũ CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn và GV cốt cán.

Nâng cao hiệu quả đổi mới chương trình giáo dục và PPDH, phát huy vai trò của tổ bộ môn trong nhà trường, hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng từng bộ môn, tăng cường công tác hội giảng, thao giảng

Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại khả năng học tập của HS, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp đỡ các em kịp thời. Tổ chức kiểm tra đánh giá thi cử theo phương châm “học thực chất, dạy thực chất”

Mỗi trường lập Website đưa bài giảng điện tử, đề kiểm tra, đề thi lên trang Web của trường để cùng nhau tham khảo. Mỗi trường tổ chức đề kiểm tra định kì và đề thi chung một đề của cùng một khối

Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác phối hợp giữa GV với cha mẹ HS. Nhà trường thiết lặp chặt chẽ mối quan hệ “Nhà trường – gia đình – xã hội”

và xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với đoàn thể địa phương và Hội cha mẹ HS. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Kiện toàn, bồi dưỡng lực lượng làm công tác Đoàn-Đội để đủ sức tập hợp HS, đẩy mạnh tổ chức nhiều phong trào hành động nhằm giáo dục ý tưởng và rèn luyện kỹ năng sống cho HS.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV

Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBQL và GV

Tiếp tục tăng cường công tác GD tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức lối sống cho cán bộ, GV và HS. Đặc biệt chú trọng đến cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; xây dựng phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực” và trường xanh-sạch-đẹp.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở tránh khiếu nại vượt cấp. Tiếp tục hưởng hứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của BGD&ĐT đã phát động, chỉ thị số 8077/CT-BGD&ĐT về việc tập trung kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm đạo đức nhà giáo, không để HS không đủ chuẩn lên lớp.

Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của BGH nhà trường, tập trung làm tốt công tác thanh kiểm tra nội bộ

Thực hiện PPCT theo chuẩn kiến thức mà BGD&ĐT đã quy định, xây dựng chương trình giảm tải đặc thù của từng môn học.

Tăng cường dạy phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS năng khiếu và đẩy mạnh dạy 2 buổi/ngày

Thực hiện chế độ khen thưởng đột xuất và kịp thời trong đơn vị đẩy mạnh phong trào “Thi đua dạy tốt - học tốt” và xây dựng nội bộ đoàn kết.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và tăng cường quan hệ chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Huyện Tân Hồng là một huyện nghèo biên giới của tỉnh Đồng Tháp, đời sống bà con nhân dân còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, CSVC còn thiếu thốn. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp Đảng và chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành GD từng bước GD ở các trường THCS biên giới được chuyển biến tích cực, phát triển về quy mô và chất lượng. Nhưng so với yêu cầu phát triển chung của xã hội và mục tiêu GD hiện nay thì mức độ chuyển biến về chất lượng vẫn còn chậm chạp. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều tra, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trường THCS biên giới trong huyện Tân Hồng và qua đúc kết kinh nghiệm thực tế trong quản lý chỉ đạo, tôi đã đề xuất những giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng các trường THCS trên địa bàn biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sao cho phù hợp với từng đặc điểm nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của HT trong hoạt động dạy học của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 103 - 106)