Quản lý kế hoạch dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 81)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.8.1. Quản lý kế hoạch dạy học của giáo viên

Mỗi GV phải có kế hoạch dạy học, kế hoạch của GV có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp GV định hướng được nội dung, chương trình dạy học cho cả học kì hoặc suốt năm học, tránh sự tùy tiện trong việc thực hiện qui chế và nội dung chương trình giảng dạy. HT muốn quản lý hoạt động dạy của GV, trước hết phải quản lý kế hoạch dạy học. Dựa vào sự phân công của BGH, của tổ chuyên môn, yêu cầu mỗi GV phải xây dựng kế hoạch dạy học cho mỗi cá nhân theo hướng đổi mới của BGD&ĐT đối với cấp học THCS. Kế hoạch của GV phải được thông qua và thống nhất của tổ trưởng chuyên môn, được tiến hành thực hiện dưới sự giám sát của tổ trưởng và BGH. Kế hoạch dạy học của GV phải gắn liền với việc tự làm và sử dụng phương tiện dạy học, bảo quản và sử dụng tốt CSVC chất phục vụ cho việc dạy và học.

HT quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV trên cơ sở chỉ đạo, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chuyên môn. Hoạt động dạy học của các GV trong tổ phải được tổ trưởng quản lý và giám sát chặt chẽ, có kế hoạch và tạo thành nề nếp buộc các thành viên thực hiện, như nề nếp soạn bài, giờ giấc lên lớp, sử dụng ĐDDH khi lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định,…. những hoạt động này phải đảm bảo yêu cầu chất lượng và hiệu quả. HT phải duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm cho PHT

trực tiếp giám sát, quản lý hoạt động của tổ để kịp thời chỉ đạo và điều chỉnh hoặc hỗ trợ đảm bảo tổ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ tốt công tác giảng dạy. Hiệu trưởng quản lý kế hoạch dạy học của GV nhằm đạt được mục tiêu GD đề ra đây là mục tiêu cuối cùng của nhà trường. Huyện Tân Hồng nói chung, các trường THCS biên giới nói riêng có nhiều GV trẻ mới ra trường, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa nắm vững các quy định chuyên môn và yêu cầu của hướng dẫn giảm tải nội dung, chương trình SGK đối với cấp học. Do đó, việc quan tâm hướng dẫn và quản lý kế hoạch dạy học của HT đối với GV là hết sức cần thiết. Hiện nay có nhiều HT chưa quan tâm, giao việc quản lý, chỉ đạo về chuyên môn của GV cho PHT và tổ chuyên môn nên việc quản lý kế hoạch và hoạt động dạy học còn chưa chặt chẽ, không kịp thời nắm bắt thực chất hiệu quả hoạt động dạy học của các GV trong đơn vị. Vì vậy, đòi hỏi người HT phải quan tâm hơn về quản lý kế hoạch dạy học của GV, HT phải nắm vững nội dung yêu cầu chương trình, PPCT giảm tải của từng bộ môn, nắm vững phương pháp giảng dạy cơ bản của từng môn học. Đây là vấn đề đòi hỏi HT phải có kinh nghiệm, cố gắng nổ lực trong tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu để trực tiếp quản lý hoặc tham gia hướng dẫn cho GV, đồng thời phải tổ chức được đội ngũ giúp việc vừa giỏi chuyên môn, vừa có tinh thần trách nhiệm cao để giúp HT quản lý hiệu quả kế hoạch dạy học của GV.

Hiệu trưởng phải chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần, học kỳ và cả năm. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học thông qua thời khóa biểu lên lớp là một trong những phương tiện cốt yếu giữ vững nề nếp giảng dạy, đưa hoạt động nhà trường vào trạng thái nhịp nhàng, ổn định và hiệu quả. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra GV thực hiện kế hoạch giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài việc kiểm tra trực tiếp, định kỳ, đột xuất, còn phải đối chiếu lịch báo giảng, kiểm tra qua HS hoặc gián tiếp qua đội ngũ giúp việc. Cần chú ý tăng cường kiểm tra đột xuất, xem đây là biện pháp để mỗi GV có thói quen chuẩn bị và thực hiện tốt cho giờ lên lớp và luôn hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy có chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w