9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032
3.2.8.2. Quản lý thực hiện nội dung chương trình
Nội dung, chương trình SGK là pháp lệnh do BGD&ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để chỉ đạo, giám sát hoạt động dạy học của các nhà trường. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để HT quản lý GV thực hiện mục tiêu, nguyên lý GD theo yêu cầu mà BGD&ĐT đã quy định. Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học cho các môn học nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu của cấp học. Cụ thể hơn là để thực hiện dạy học theo tinh thần giảm tải đã được hướng dẫn, nhằm đạt hiệu quả đào tạo.
Để thực hiện mục tiêu GD trước tiên là phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình dạy học, về nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học. Yêu cầu hiện nay là phải chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện đúng chương trình, dạy đúng phương pháp đặc trưng bộ môn. Để làm tốt những vấn đề trên, người HT cần thực hiện tốt việc tổ chức triển khai cho GV nắm vững yêu cầu của chương trình, nội dung SGK được qui định, đặc điểm HS của trường, của từng khối lớp, về CSVC và phương tiện dạy học hiện có. Từ đó chỉ đạo, hướng dẫn tổ chuyên môn và GV tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy học đúng theo qui định.
Để giúp HT đánh giá xác kết quả, chất lượng dạy học của trường thì yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV là phải thực hiện đúng, đủ chương trình, nội dung dạy học theo hướng dẫn, vì đó là những nội dung kiến thức cơ bản cần đạt đối với HS THCS. Đội ngũ GV các trường THCS biên giới huyện Tân Hồng hiện nay tuy đảm bảo về số lượng nhưng lại thiếu về kinh nghiệm giảng dạy do đây là vùng biên giới phần đông GV nơi khác đến công tác. Đối với nữ thời gian công tác là 3 năm, với nam là 5 năm nên từ lâu mãnh đất Tân Hồng nói chung và vùng biên giới Tân Hồng nói riêng được xem là nơi “tập sự” sau khi đủ thời gian quy định đồng thời tay nghề GV vừa nâng lên thì lại ra đi, họ về quê của họ để giảng dạy, rồi lại một thế hệ GV mới đến công tác cứ lập đi lập lại như vậy nên vùng Tân Hồng được là nơi “tập sự” của giáo viên. Vì vậy muốn tổ chức quản lý được việc thực hiện nội dung, chương trình SGK có hiệu quả thì việc phân công GV giảng dạy phải được lựa chọn thật kỹ lưỡng, trước hết phải dựa vào năng lực chuyên môn cùng với tinh thần trách nhiệm của mỗi GV và theo đặc điểm HS từng khối lớp để phân công cho hợp lý nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi
người. Đồng thời cần chú ý bố trí GV nòng cốt để giúp đỡ nhau trong giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
Để quản lý tốt việc thực hiện nội dung, chương trình hiệu quả, người HT phải thực hiện việc kiểm tra qua nhiều hình thức như đối chiếu qua lịch báo giảng, sổ giáo án, tập học của HS để tránh tình trạng bỏ bài, bỏ môn của GV. Vấn đề quan trọng hơn là phải kiểm tra thường xuyên hồ sơ GV, đặc biệt là giáo án hoặc đề cương bài giảng, cùng với việc dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy, xây dựng thời khóa biểu khoa học.