Quản lý việc học của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.9.3.Quản lý việc học của học sinh

Mọi hoạt động trong nhà trường đều tập trung thực hiện mục đích nâng cao chất lượng GD, mà quan trọng nhất là nâng cao chất lượng văn hóa, muốn vậy hiệu trưởng cần:

-Xây dựng và duy trì nề nếp tốt, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh HS và các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý HS.

-Xây dựng môi trường học tập, môi trường GD và phát động phong trào thi đua “Học tốt” thông qua các đợt phát động thi đua giữa các lớp nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kỉ niệm ngày thành lập trường v.v…..

-Xây dựng động cơ, thái độ học tập tốt nhằm phát huy tinh thần, nỗ lực phấn đấu học tập của HS. Việc bồi dưỡng phương pháp và hình thành khả năng tự học cho HS ngay trên lớp, tự nghiên cứu độc lập suy nghĩ và khuyến khích HS sáng tạo trong suy luận, tự giác xây dựng và thực hiện thời gian học tập ở nhà là việc rất quan trọng, giúp cho các em cách thức học tập và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo theo hướng đổi mới.

GV thiết kế nội dung bài học thành một chuỗi các tình huống có vấn đề và hướng dẫn các em tự giải quyết với sự dẫn dắt của GV. Hoặc thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa như cắm trại, tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương,… cho HS trao đổi, nhận xét để rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, phán đoán và đánh giá vấn đề theo khả năng nhận thức của các em, GV cần hướng từng bước đi vào chiều sâu của vấn đề và tư duy của các em.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93)