Hiệu trưởng quản lý việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.8.3.Hiệu trưởng quản lý việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học

Thiết kế bài dạy hay còn gọi là giáo án là phải có thời gian và nhất là theo hướng chủ động về nội dung truyền đạt phù hợp với từng đối tượng HS theo yêu cầu hướng dẫn của BGD&ĐT đối với HS THCS. GV phải căn cứ vào tình hình năng lực học tập của HS, của từng khối lớp mà cách soạn dạy phù hợp. Để tiến hành một tiết dạy có chất lượng và hiệu quả thì việc chuẩn bị bài giảng là một khâu quan trọng và để soạn một giáo án theo phương pháp hướng dẫn đổi mới của Bộ đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là với lực lượng GV mới vào nghề.

HT tổ chức các phiên họp tổ chuyên môn để trao đổi về cách thiết kế giáo án, xây dựng phương án giảng dạy cho từng kiểu bài nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho từng bộ môn. Những GV trẻ, giỏi về những phương tiện dạy học hiện đại cần chia sẽ với những GV lâu năm và ngược lại. Thường GV trẻ khi mới ra trường việc xác định trọng tâm bài thường không đúng và hầu như nội dung nào cũng muốn chuyền đạt cho HS, vấn đề nào cũng muốn nói. Vì vậy bài dạy thường hay quá giờ quy định hay còn gọi là “cháy giáo án”, chính vì vậy GV lâu năm có kinh nghiệm cần giúp đỡ GV trẻ xác định nội dung trọng tâm của bài, các bước lên lớp, về các kỹ thuật dạy học và phải tích cực nghiên cứu thiết bị vi tính như máy chiếu hay bảng thông minh,…... GV cần nắm vững yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cơ bản được qui định tại chương trình THCS trong quá trình soạn giáo án lên lớp. Trong quá trình thiết kế bài giảng phải có tính sáng tạo của mỗi GV ở từng môn học, bài học cụ thể và hiệu quả với từng đối

tượng HS, với từng khối lớp nhằm tạo ra tính tích cực học tập của HS. Giáo án cần ngắn gọn nhưng có nhiều thông tin, thể hiện rõ được các phần cơ bản sau:

+Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp của từng bài dạy, từng chương, gắn với yêu cầu cần đạt được kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định tại chương trình THCS do BGD&ĐT ban hành.

+Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, ĐDDH của GV và HS; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng HS.

GV phải nắm vững được khả năng học tập của từng HS trong lớp để xác định nội dung cụ thể từng bài học ở SGK, cần hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng HS. Việc xác định nội dung dạy học của GV phải đảm bảo tính hệ thống, dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học sau, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong chương trình học. Vì vậy, GV phải nghiên cứu kỹ bài học trong SGK, các tài liệu tham khảo và phải có kiến thức kĩ năng soạn bài, chuẩn bị các phương án giải đáp những ý kiến thắc mắc của HS. Bài soạn phải thể hiện được trọng tâm, tập trung vào việc khắc sâu các kiến thức cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt GD. Tuy nhiên, ngoài những phần việc đã chuẩn bị sẵn, GV cần phải biết dự kiến những tình huống sư phạm trong giờ học để giải quyết.

Hiệu trưởng phân công cho tổ trưởng chuyên môn và PHT quản lý việc GV soạn giáo án trước khi lên lớp, định kì hoặc đột xuất HT duyệt việc soạn giảng của GV để kịp thời chỉ đạo hay chấn chỉnh những thiếu xót của GV. HT cần chú ý việc thực hiện giáo án và giờ lên lớp của GV hướng điều chỉnh một số nội dung học tập theo SGK. HT chỉ đạo GV xây dựng chương trình chi tiết hướng giảm tải và chịu trách nhiệm về việc xây dựng chương trình này. HT là người chịu trách nhiệm chính việc điều chỉnh nội dung dạy học của nhà trường, GV là người quyết định việc điều chỉnh nội dung dạy học của lớp mình trên cơ sở nắm vững trình độ và khả năng tiếp nhận kiến thức của từng HS và có sự trao đổi, thảo luận trong tổ chuyên môn.

Giờ lên lớp của GV chỉ mang lại hiệu quả cao khi GV thực hiện thành công qua giờ dạy trên lớp hiệu quả. Điều cần thiết là HT chỉ đạo và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để GV trao đổi về nội dung và nắm rõ các bước của quá trình lên lớp, kỹ năng tiến hành các bước đó, biết sáng tạo trong từng bài học theo từng đối tượng HS và điều kiện cụ thể của nhà trường.

Việc xây dựng thời khóa biểu một cách khoa học, ổn định sẽ đem lại hiệu quả dạy học, chú ý đảm bảo quyền lợi học tập của HS, đảm bảo mối quan hệ giữa các môn học sao cho cân đối. Tính hợp lý của thời khóa biểu thể hiện tính khoa học qua việc sắc xếp giữa các môn xã hội và tự nhiên và các môn chuyên để tạo điều kiện cho HS học bài, làm bài đạt hiểu quả cao trong học tập. HT kiểm tra giờ lên lớp của GV qua dự giờ, kết hợp với việc phỏng vấn GV và thông qua báo cáo của tổ, của PHT phụ trách chuyên môn. Do vậy, HT cần thực hiện công việc dự giờ GV một cách có tổ chức, có kế hoạch. Qua dự giờ, HT có thể thực hiện được nhiều chức năng trong quản lý chuyên môn như theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá chuyên môn, hồ sơ sổ sách của GV, tính thân thiện giữa GV và HS như thế nào để quản lý GV của mình. Kết quả lớn nhất của dự giờ thăm lớp còn là nhân tố kích thích nhu cầu, động cơ học tập của HS, tạo ra tính tích cực trong hoạt động học tập của HS và tập thể lớp, góp phần tích cực giúp HT quản lý chuyên môn có hiệu quả.

Một số HT chưa coi trọng việc tổ chức dự giờ GV, có làm nhưng còn chiếu lệ đối phó. Hoặc không tham gia dự giờ GV mà giao cho PHT chuyên môn, tổ chuyên môn từ đó hiệu quả dạy học của trường không cao, ít có GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp huyện, tỉnh. Vì vậy, HT phải tăng cường dự giờ GV bằng các hình thức dự giờ có báo trước, không báo trước hoặc qua đăng ký dự giờ của GV, theo định kì hoặc đột xuất. Việc tổ chức dự giờ của HT có thể kết hợp cùng với tổ chuyên môn và GV khá giỏi có kinh nghiệm. Việc dự giờ, thăm lớp của HT phải nhằm vào mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, cần chú trọng đến việc đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy để giúp cho GV thực sự trở thành người tổ chức, dẫn dắt HS trong các hoạt động học tập, biết quan tâm đến mọi đối tượng HS trong lớp, tránh tình trạng GV chỉ quan tâm đến đối tượng HS khá,

giỏi. Việc kiểm tra một tiết dạy và học, cần chú trọng vào việc xem xét năng lực tiếp thu của từng đối tượng HS từ yếu đế giỏi sau một tiết dạy để góp ý cho GV về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

HT phải có kế hoạch tổ chức dự giờ nhất là những GV trẻ mới ra trường. Ngoài ra còn có thể định hướng và tạo điều kiện cho GV được lựa chọn dự giờ đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và ngược lại cần có kế hoạch để những GV có kinh nghiệm, GV dạy giỏi dự giờ GV trẻ để xây dựng góp ý, chỉ dẫn giúp cho họ hoàn thiện kĩ năng giảng dạy. Sự tác động qua lại giữa các thế hệ GV trong quá trình giảng dạy sẽ bổ sung cho nhau những kiến thức, kĩ năng sư phạm ở mỗi cá nhân, sẽ khơi dậy và phát huy được tinh thần tự giác, tích cực chủ động, ý thức phấn đấu vươn lên của từng cá nhân và tập thể sư phạm nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)