Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho GV và HS trong hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 71)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.3. Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho GV và HS trong hoạt động dạy học

thuận lợi, tạo động lực cho GV và HS trong hoạt động dạy học

Muốn nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, HT cần quan tâm xây dựng môi trường GD vì hiệu quả hoạt động dạy học còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường GD. Môi trường gồm cây xanh bóng mát, ánh sáng, không khí, bàn, ghế, bảng, TBDH, là phòng học, sân chơi, bãi tập,…. Cảnh quan, môi trường sư phạm là nơi phản ánh giá trị, bộ mặt văn hóa nhà trường. Hiệu quả hoạt động dạy học phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố môi trường. Bởi môi trường GD thuận lợi sẽ tác động tích cực đến tiến trình GD, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học. Môi trường thuận lợi sẽ làm tình cảm giữa thầy trò thắc chặt và thân thiện hơn, gắn bó với tập thể, với địa phương, làm tăng tính năng động, hứng thú và tích cực trong QTDH và chất lượng GD sẽ được nâng cao. Ngược lại, môi trường dạy học không được thuận lợi, không thân thiện, không có sân chơi, bãi tập, không có hàng rào bảo vệ, xung quanh thường xuyên ồn ào,…. sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình GD của nhà trường.

Muốn vậy để tạo được động lực cho hoạt động dạy học, HT cần xây dựng bầu không khí thân thiện, các giá trị văn hóa truyền thống nhà trường theo tinh thần tôn vinh những nhà giáo dạy giỏi, khơi dậy lòng biết ơn của HS, của phụ huynh đối với các thầy giáo dạy giỏi đã công hiến hết sức mình cho HS thân yêu. Những giá trị văn hóa của nhà trường được hình thành và phản ảnh trong cuộc sống hằng ngày của nhà trường.

Đối với địa bàn huyện biên giới Tân Hồng, phần lớn GV là từ những địa phương khác đến nên việc xây dựng môi trường GD thuận lợi để GV an tâm công tác và lâu dài là hết sức cần thiết. Vì vậy, việc xây dựng môi trường GD lành mạnh, thuận lợi là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động

dạy học. Muốn vậy HT cần quan tâm xây dựng để nhà trường có được một môi trường sư phạm lành mạnh, mỹ quan, dân chủ và thân thiện. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động của BGD&ĐT về xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để HS cảm thấy yêu mến, gần gũi thầy cô và ngôi trường của mình, tích cực trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động học tập.

Hiệu trưởng phối hợp cùng với đoàn thể nhà trường và Ban đại diện cha mẹ HS, xây dựng môi trường GD lành mạnh trong và ngoài nhà trường để có những tác động tích cực cho hoạt động dạy học. HT nhà trường tham mưu Đảng ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền GD các đoàn thể chính trị, xã hội và nhân dân, làm cho mọi người đều quan tâm hỗ trợ cho GD. Tham mưu các cấp xây dựng nhà công vụ GV, tạo điều kiện thuận lợi để GV hoàn thành nhiệm vụ và công tác lâu dài ở địa phương.

Hiệu trưởng cần xây dựng khối đoàn kết trong tập thể CB-GV-NV, tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 71/1998/NĐ-CP quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. Các kế hoạch nhà trường cần phải được đưa ra tập thể bàn bạc để có sự nhất trí cao, tạo sự thoải mái về tư tưởng, về tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. HT kết hợp với Công đoàn xây dựng và quản lý tốt quỹ hùn vốn trong đơn vị, tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời khi GV có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật,… làm cho GV an tâm hơn trong cuộc sống và trong công tác của mình.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức Đoàn-Đội kết hợp GV chủ nhiệm đẩy mạnh phong trào thi đua trong HS, tạo thành phong trào thường xuyên “Thầy thi đua dạy tốt - trò thi đua học tốt” nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy và học có hiệu quả. Muốn vậy, mọi phong trào thi đua phải có kế hoạch cụ thể, được chỉ đạo và tổ chức một cách nghiêm túc, hiệu quả, phải có sơ tổng kết từng giai đoạn, có chế độ khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng. Qua đó tạo động lực cho mọi GV phấn đấu để vươn lên và tích cực hơn trong nhiệm vụ.

Xây dựng môi trường GD gia đình không kém phần quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, cần tăng cường vai trò lãnh của các cấp ủy Đảng chỉ đạo cho các đoàn thể chính trị địa phương quan tâm vận

động và GD cho các bậc phụ huynh HS quan tâm và tạo điều kiện học tập cho con em họ ngày tốt hơn. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể ở địa phương và gia đình về nhiều mặt tạo động lực cho cả GV và HS thì mới mang lại kết quả dạy và học. Kết hợp với Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ HS để tác động và nâng cao nhận thức đối với phụ huynh HS, GD truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ,…. nhằm tạo thành nề nếp với động cơ, thái độ học tập đúng đắn ở tất cả HS.

Hiệu trưởng chỉ đạo cho GV chủ nhiệm cùng các tổ chức Đoàn-Đội trong nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Thường xuyên tổ chức các buổi họp với phụ huynh HS, thông báo kết quả học tập của HS để phụ huynh biết, đồng thời hướng dẫn họ để họ biết cách quan tâm và phối hợp cùng nhà trường trong việc quản lý và giúp đỡ cho con em mình thực hiện tốt kế hoạch học tập. Đặc biệt là các bậc phụ huynh phải tạo môi trường thuận lợi từ gia đình như góc học tập, thời gian học tập, dụng cụ học tập,… để con em an tâm học tập, trước tiên là tạo điều kiện cho con em mình được đi học đầy đủ các buổi học, tránh tình trạng học không liên tục, để không bị hỏng kiến thức. HS thông tin cho nhau về kết quả học tập của HS, các biện pháp cần giúp đỡ, tạo điều kiện để HS học tốt.

Văn hóa nhà trường thể hiện tính đoàn kết, là niềm tin, đặc biệt là truyền thống nhà trường sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến truyền thống dạy học. Nếu HT biết phát huy tác dụng lành mạnh của môi trường thì hiệu quả dạy học sẽ rất cao. HT cần quan tâm xây dựng và phát huy truyền thống văn hóa nhà trường, xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, để học sinh cảm thấy an tâm, gần gũi, thương yêu thầy cô, bạn bè, nhà trường,… tạo điều kiện cho HS mạnh dạn trong học tập theo mối quan hệ hợp tác hai chiều trong hoạt động dạy học. Cần giao nhiệm vụ cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn quan tâm tới hoàn cảnh của từng HS trong lớp và có cách ứng sử phù hợp, công bằng; cần giúp đỡ HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. GV cũng cần được quan tâm, nhằm đảm bảo sự thân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. HT phải là trung tâm đoàn kết, phải cùng với các tổ chức

trong nhà trường xây dựng được nếp sống văn hóa, ứng xử văn hóa để động viên mọi người làm việc hết mình.

HT xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt quan hệ phối hợp, tạo dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với gia đình HS, với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn để có được sự ủng hộ phối hợp chặt chẽ trong việc GD HS. Cần tổ chức cho GV, HS gia tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương để tạo sự giao lưu xã hội tốt. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường cũng cần đặt biệt quan tâm để có được sự phối hợp nhịp nhàng. HT giao trách hiệm và quyền hạn để thu hút họ cùng tham gia vào quá trình quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w