V 1 Nguyễn Du 18 295 13 72,2 5 27,8 0 0 9 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 46)

2 Thống Nhất 11 98 07 63,6 4 36,4 0 0 4 2.75 3 Tân Hộ Cơ 35 621 24 68,6 11 31,4 0 0 17 2.0 4 Phước Tiên 20 278 12 60,0 8 40,0 0 0 9 2.3 5 Thông Bình 24 446 16 67,7 8 33,3 0 0 12 1.91 Cộng 108 1738 72 36 51 2.2

(Nguồn: PGD&ĐT huyện Tân Hồng)

Bảng 9. Chất lượng đội ngũ GV THCS biên giới huyện Tân Hồng trong 3 năm gần đây: Năm học TS GV Số lượng Tỉ lệ Xếp lọai GV Giỏi Khá TB Yếu 2008 – 2009 105 Số lượng 50 43 12 0 Tỷ lệ % 47,6 41 11,5 0 2009 – 2010 113 Số lượng 55 46 12 0 Tỷ lệ % 48,7 40,7 10,6 0 2010 – 2011 108 Số lượng 56 41 11 0 Tỷ lệ % 51,8 38 10,2 0

( Số liệu từ PGD&ĐT Tân Hồng)

Nhận xét:

Bảng 8, cho thấy GV được bố trí đầy đủ (tỷ lệ trung bình 2,2 GV/ lớp). Số HS trung bình của một lớp: 32.3 HS/ lớp (chuẩn quốc gia quy định 45 HS/lớp).

Bảng 9, cho thấy GV xếp loại khá và giỏi chiếm tỷ lệ chưa cao, còn trên 10% GV xếp loại trung bình cho thấy tay nghề GV chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới GD. Mặt khác, GV xếp loại giỏi mỗi năm được nâng lên không nhiều, cho thấy sự tiến bộ về tay nghề của GV chưa đáp ứng nhu cầu tình hình giảng dạy hiện nay.

Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch tăng cường công tác đào tạo GV. Trong đó nguồn đào tạo nâng cao trình độ từ trường Đại học Huế dạy tại Đồng Tháp đã đáp ứng trình độ chuẩn của GV. Tuy nhiên nguồn chủ yếu là từ trường Đại học Đồng Tháp và có bổ sung từ các tỉnh Long An, An Giang, Cần Thơ đã đáp ứng nhu cầu GV giảng

dạy nhưng GV chuyên còn thiếu. Thời gian trước và hiện nay số GV có nhu cầu xin chuyển về quê đa số GV có nhiều thành tích họ là nhưng người giỏi về kiến thức nên việc họ ra đi là thiệt thòi cho ngành GD ở địa phương.

Hiện nay, tuy chất lượng dạy học của các trường THCS biên giới trên địa bàn Huyện từng bước được nâng cao về chất lượng và số lượng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình GD hiện nay. Qua kết quả công tác kiểm tra, thanh tra trường học cho thấy chất lượng đội ngũ GV bố trí chưa đồng đều giữa các đơn vị. Những đơn vị trường biên giới phần nhiều là những GV mới ra trường, thiếu lực lượng GV cốt cán. Phần đông số GV trẻ đều nhiệt tình, nhanh nhạy trong thực hiện đổi mới, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ nhanh nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm trong xử lý tình huống. Bên cạnh đó, những GV công tác lâu năm, có kinh nghiệm nhưng kém linh động và lúng túng khi sử dụng thiết bị hiện đại. Đồng thời họ thường dạy quen cách dạy truyền thống nên chất lượng giảng dạy không cao.

Mặt khác, do điều kiện sống còn nhiều khó khăn và do cơ chế thị trường tác động nên một bộ phận nhỏ GV trẻ chưa tâm quyết với nghề, chưa đầu tư cho chuyên môn, ngại dự giờ thăm lớp, ngại nghiên cứu soạn giảng, chưa đầu tư cho việc sử dụng PPDH. Bên cạnh đó, ở các trường biên giới trong huyện lại thiếu lực lượng GV nòng cốt có kinh nghiệm để chia sẽ kinh nghiệm, dẫn dắt, góp ý, giúp đỡ cho GV mới trong quá trình dạy học, đây là thiệt thòi lớn của GD huyện Tân Hồng nói chung ở vùng biên giới Tân Hồng nói riêng.

Trước đây nhiều trường chưa có phòng thiết bị, thư viện đúng chuẩn mà chỉ tận dụng phòng học làm phòng thiết bị, thư viện. Nhưng gần đây được sự quan tâm lãnh đạo các cấp CSVC được đầu tư hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, học tập (xem bảng 12). Tuy nhiên, TBDH, sách tham khảo chưa được sử dụng hiệu quả, vẫn còn nhiều GV chưa thường xuyên sử dụng thiết bị khi lên lớp hoặc sử dụng không đúng quy trình, chưa phát huy hết tác dụng của thiết bị. Nguyên nhân là do khâu quản lý hoạt động dạy học chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 46)