Quản lý việc kiểm tra đánh giá trong QTDH của G

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 90)

9 Cơ chế quản lý và qui chế đánh giá GV 16 20 38 45 3 0 10 Yếu tố khác (ghi rõ) 37214032

3.2.8.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá trong QTDH của G

Công tác kiểm tra, đánh giá nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng GD, qua đó chấn chỉnh những vi phạm của GV trong thực hiện hoạt động dạy học, nhằm thúc đẩy tạo điều kiện để GV làm đúng, làm tốt nhiệm vụ dạy học và GD học sinh. Đồng thời giúp HT đánh giá hoạt động dạy học của GV và của nhà trường một cách chính xác. Thực tế công việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở các nhà trường THCS biên giới trong huyện còn nhiều hạn chế, một số HT chưa quan tâm và dành nhiều thời gian cho công tác này và kết quả

đánh giá đôi khi chưa đúng thực chất, chưa tạo được động lực thúc đẩy sự phấn đấu tích cực, phát huy tinh thần tự giác và trách nhiệm của mỗi GV.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV, HT cần quan tâm và thực hiện những công việc sau:

-Về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Đánh giá mức độ nắm được mục tiêu chương trình, yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, nội dung dạy các môn học theo chương trình; đánh giá mức độ nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS, các phương pháp giảng dạy, GD, phương pháp kiểm tra kết quả học tập của HS và về việc thực hiện hồ sơ quy chế chuyên môn của GV.

-Về kỹ năng sư phạm: Đánh giá kĩ năng xác định được cấu trúc chương trình bậc THCS theo hướng đổi mới phương pháp phù hớp với đối tượng HS; đánh giá kĩ năng vận dụng các hình thức và PPDH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, về sử dụng TBDH; đánh giá kĩ năng quản lý, giáo dục HS; kĩ năng giao tiếp, phối hợp GD học sinh và kĩ năng xây dựng hồ sơ phục vụ cho công tác GD.

-Về hiệu quả giảng dạy, giáo dục: Đánh giá mức độ tiến bộ của HS về hạnh kiểm và học lực so với tháng trước hay kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động GD khác.

-Lập kế hoạch kiểm tra trong từng tháng, học kỳ, năm học và trên cơ sở kết quả khảo sát phân loại GV để chọn đối tượng kiểm tra.

-Xây dựng lực lượng những người tham gia kiểm tra có uy tín, có kỹ năng sư phạm, nhiều kinh nghiệm chuyên môn.

-Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

-Thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức: định kỳ, đột xuất, kiểm tra thông qua tổ trưởng chuyên môn, PHT chuyên môn, trực tiếp kiểm tra, qua dự giờ thăm lớp, qua kết quả học tập của HS.

HT đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của GV nhằm phân loại về mặt chuyên môn từ đó đánh giá, xếp loại đúng chuyên môn, nghiệp vụ của GV là điều kiện để công nhận GV dạy giỏi cấp trường và tham gia dự thi GV dạy

giỏi cấp cao hơn. Đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ GV cùng với kết quả xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là 2 căn cứ để xếp loại GV hằng năm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế đánh giá, xếp loại GV.

Trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của GV, HT cần quan tâm các việc sau:

+ Dự giờ kiểm tra: ngoài dự giờ theo kế hoạch, HT cần tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH, quan tâm việc đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ.

+ Kiểm tra chất lượng HS: đánh giá qua kết quả học tập của HS trên sổ điểm, sổ liên lạc và các bài kiểm tra hoặc tiếp xúc với HS để nắm thêm những kết quả nhận thức, tình cảm, đạo đức HS.

+ Phải xây dựng những tiêu chí cụ thể để dựa vào đó mà đánh giá, tránh việc đánh giá theo cảm tính và sai lệch. Những người tham gia kiểm tra đánh giá phải nắm vững kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần có. Không nên đưa người chưa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đi đánh giá, xếp loại chuyên môn của người giỏi.

Đây là công việc hết sức quan trọng, cần thiết và rất nhạy cảm đòi hỏi người HT phải hết sức thận trọng, đánh giá phải chính xác, khách quan và dân chủ, tạo sự đồng tình trong tập thể GV và tạo cho họ động lực phát triển. HT quán triệt trong đội ngũ GV đây là việc làm thường xuyên và diễn ra một cách bình thường trong nhà trường để tạo tâm lý thoải mái cùng nhau làm việc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của hiểu trưởng ở các trường trung học cơ sở biên giới huyện tân hồng tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w