IV. Thảo luận tự do
2 Chúng tôi có thể cung cấp các bản tin và kiến chính thức mới đây (khi được công bố) nếu có yêu cầu.
GÓP Ý DỰ THẢO HƢỚNG DẪN LUẬT KHOÁNG SẢN
Tháng 04 năm 2011
Duane Morris LLC
1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản (Điều 6): Thời hạn lập và nộp báo cáo (05 ngày) cần được làm rõ là “05 ngày làm việc” và chỉ nên áp dụng thời hạn này với chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Điều 6.3.a. Với chế độ báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, thời hạn chuẩn bị và nộp báo cáo nên được mở rộng thành 10 ngày làm việc.
2. Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản: cần có định nghĩa rõ ràng về “có trữ lượng lớn” (Điều 13.1).
3. Các nguyên tắc/điều kiện áp dụng trong việc cấp giấy phép thăm d khoáng sản (Điều 14): Không nên áp dụng điều kiện “có kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản ít nhất 5 năm” với các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập. Góp ý: các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và các doanh nghiệp liên doanh/100% vốn đầu tư nước ngoài này sẽ thực hiện/đăng k dự án thăm d khoáng sản tại Việt Nam làm cơ sở để tiếp tục thực hiện các hoạt động/khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Do vậy, chỉ nên áp dụng điều kiện “5 năm kinh nghiệm” với các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp; không nên áp dụng điều kiện “5 năm kinh nghiệm” với các doanh nghiệp liên doanh/100% vốn đầu tư nước ngoài khi các doanh nghiệp này tiến hành đăng k cấp giấy phép thăm d khoáng sản.
Ngoài ra, do việc theo đuổi các dự án hoạt động khoáng sản tại nước ngoài luôn gặp phải nhiều trở ngại và không chắc chắn, đồng thời để có thể dễ quản l từng dự án của mình, các nhà đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản thường lựa chọn phương thức thành lập các công ty chuyên biệt (Special Purpose Vehicle – “công ty SPV”) và sử dụng các công ty SPV như là “nhà đầu tư” thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản tại Việt Nam. Chính vì vậy, bản dự thảo cần quy định thêm các nguyên tắc làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền có thể “nhìn xuyên qua” các công ty SPV để đánh giá tiêu chí kinh nghiệm của nhà đầu tư.
4. Giải quyết hồ sơ
o Thời gian lấy ý kiến các cơ quan có liên quan (Điều 16.3.c và 23.3.c): cần quy định rõ thời gian lấy ý kiến này được tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò/khai thác khoáng sản; hoặc ít nhất nên có thời hạn cụ thể đối với tổng thời gian lấy ý kiến các cơ quan có liên quan.
o Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ được coi như đã nhận theo văn bản tiếp nhận do cơ quan tiếp nhận hồ sơ cung cấp (theo Điều 26.3) và thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm ra văn bản tiếp nhận. Tuy nhiên, trên thực tiễn, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ thường chỉ ra văn bản tiếp nhận và thụ lý hồ sơ trong trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp. Với các hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, khi nào hồ sơ được coi là “đã nhận”?
5. Yêu cầu/điều kiện có thể gây phiền hà cho việc chuyển nhượng quyền thăm d /khai thác khoáng sản:
- Điều 16: yêu cầu việc “đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại điểm (h) của Điều 42.2 của Luật Khoáng sản (Điều 42.2 quy định về “nghĩa vụ khác” theo quy định của pháp luật);
- Điều 23: yêu cầu việc đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại điểm (k) của Điều 52.2 của Luật Khoáng sản (Điều 52.2 quy định về “nghĩa vụ khác” theo quy định của pháp luật).
Góp ý: các điều từ điểm (a) đến điểm (g) Điều 42.2 và từ điểm (a) đến điểm (i) của Điều 52.2 đã bao quát các nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản. Quy định tại điểm (h) Điều 42.2 và điểm (k) Điều 52.2 dẫn chiếu tới các nghĩa vụ chung theo quy định của pháp luật mà [có thể] áp dụng tới bất kỳ nhà đầu tư nào, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoáng sản. Các nhà đầu tư thực hiện việc chuyển nhượng vẫn phải gánh chịu các nghĩa vụ chung này theo quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào việc chuyển nhượng. Do vậy, nhà đầu tư thực hiện việc chuyển nhượng nên được giải phóng khỏi điều kiện nêu trên.
o Điều kiện về việc “khu vực chuyển nhượng còn trữ lượng khoáng sản” cần được làm rõ hơn: cơ chế nào, và cơ quan nào sẽ xác định việc còn trữ lượng khoáng sản? (bằng việc so sánh giữa trữ lượng khoáng sản dự kiến với khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác; hay sẽ áp dụng các phương pháp xác định khác?)
6. Chuẩn bị hồ sơ (Điều 27 và 29):
o Đối với Giấy phép thăm d : cần yêu cầu Giấy chứng nhận đăng k kinh doanh (ĐKKD) HOẶC Giấy chứng nhận đầu tư: Luật đầu tư cho phép Giấy chứng nhận đầu tư thay thế giấy chứng nhận đăng k kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận Đầu tư (gọi tắt là: Doanh nghiệp FDI). Các công ty được thành lập theo thủ tục cấp ĐKKD có cần chuẩn bị dự án đầu tư để thực hiện dự án thăm d khoáng sản không?
o Đối với giấy phép khai thác:
- Có yêu cầu cả ĐKKD VÀ Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI chỉ có Giấy chứng nhận đầu tư và không có giấy ĐKKD, do vậy quy định yêu cầu cả hai giấy tờ này nên được đơn giản hóa chỉ yêu cầu giấy ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
- Văn bản xác nhận nộp báo cáo kết quả thăm d khoáng sản vào Lưu trữ Địa chất và mẫu vật, địa chất, khoáng sản vào Bảo tang Địa chất: có quy định hướng dẫn và thời hạn thực hiện với thủ tục này không?
7. Một vài lỗi:
o Điều 64.b (bản tiếng Việt): lỗi: mười lăm ngày hay 30 ngày (chúng tôi cho rằng 15 ngày?) o Điều 16.3 và 23.3: lỗi dẫn chiếu về điểm a Điều 16.4 và Điều 23.4.
Bình uận Dự thảo Nghị định về Khoáng sản Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 05/2011