Qui định chƣơng trình cứng từ 4-6 nm

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 77 - 78)

19 Bà Phạm Liên Anh Điều phối viên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

3.3. Qui định chƣơng trình cứng từ 4-6 nm

Theo phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 08, có qui định về Phần kiến thức giáo dục đại cương, trong đó bao gồm các môn học như Ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục an ninh quốc phòng. Chúng tôi kiến nghị, đối với các trường đại học giảng dạy theo chương trình liên kết với nước ngoài hoặc giảng dạy theo chương trình quốc tế, bằng tiếng nước ngoài, đề nghị có qui định nêu rõ việc miễn các môn này trong chương trình đào tạo, thay vào đó là các môn học cung cấp các kỹ năng mềm cho sinh viên, phục vụ hoạt động nghiên cứu và công tác nghề nghiệp sau này như môn phương pháp nghiên cứu, phương pháp quản lý xung đột và kỹ năng kinh doanh…

Ngoài ra, phù hợp với mô hình đào tạo linh hoạt trong các trường tư thục và các trường đào tạo theo mô hình nước ngoài (thực tế một số trường đại học đang thực hiện rất tốt mô hình đào tạo 3 Học kỳ/năm học, đảm bảo tiết kiệm chi phí và tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên) đề nghị không nên qui định cứng nhắc chương trình từ 4-6 năm mà nên cho phép các trường thiết kế chương trình học đại học trong 3 năm, kèm theo qui định về số tín chỉ tối thiểu và các yêu cầu khác về đào tạo tín chỉ.

3.4. Yêu cầu v thẩm định chƣơng trình

Hiện nay theo qui định tại điều 6 Thông tư 08, các trường có nhu cầu mở ngành có thể tự tiến hành thẩm định chương trình hoặc gửi công văn yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ định một cơ sở đào tạo có uy tín thẩm định chương trình đào tạo nếu trường xin mở ngành không đủ điều kiện để thẩm định. Như vậy nếu một trường có nhu cầu mở nhiều ngành khác nhau và chưa đủ điều kiện tự thẩm định chương trình, Bộ GD&ĐT có thể phải chỉ định nhiều cơ sở đào tạo khác nhau để thẩm định các chương trình đó.

Nhằm nâng cao trách nhiệm và sự tự chủ của cơ sở đào tạo có nhu cầu mở ngành, và giảm bớt công việc hành chính của Bộ trong việc tiếp nhận và xử l công văn xin chỉ định cơ sở thẩm định, chúng tôi kiến nghị nên cho phép các cơ sở có nhu cầu mở ngành được quyền tự thành lập Hội đồng thẩm định và được mời các chuyên gia thẩm định đáp ứng đủ yêu cầu về Hội đồng thẩm định theo qui định của Bộ GD&ĐT. Trong một số trường hợp có thể được phép mời các chuyên gia thẩm định nước ngoài, công nhận kết quả thẩm định của bên liên kết nước ngoài hoặc tổ chức thẩm định nước ngoài có uy tín.

4. Hợp tác quốc tế trong giáo dục

Các trường đại học và các nhà đầu tư đều đang chờ đợi quy định mới về hợp tác quốc tế trong giáo duc. Quy định hiện hành trong lĩnh vực này được ban hành 10 năm trước đây (Nghị định 18/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001) chỉ tập trung vào hình thức hợp tác phi lợi nhuận và đã lạc hậu so với tình hình phát triển giáo dục hiện nay. Quy định mới trong lĩnh vực này vẫn đang trong quá trình soạn thảo từ năm 2009 mà vẫn chưa hoàn thành. Chúng tôi muốn được cập nhật về tình hình soạn thảo và lịch trình ban hành cũng như ngày dự kiến áp dụng quy đinh mới về hợp tác quốc tế trong giáo dục.

5. T ng cƣờng đối thoại giữa các trƣờng cơ sở đào tạo và B GD&ĐT

Để nâng cao tính khả thi của các qui định pháp luật về quản l nhà nước về giáo dục, kịp thời tháo g những khó khăn và đề xuất của các trường trong quá trình hoạt động, chúng tôi đề xuất tăng cường đối thoại, trao đổi giữa các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước, đầu mối là Bộ GD&ĐT. Đặc biệt trong công tác ban hành văn bản nên tổ chức tọa đàm, lấy ý kiến góp ý của các cơ sở đào tạo. Nhóm Giáo dục của VBF sẵn sàng tham gia, hỗ trợ trong các hoạt động này.

Cải tiến chất ượng giáo dục đại học Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 05/2011

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)