Công bố các thông tin kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 51 - 52)

2. THỊ TRƢỜNG VỐN

2.7Công bố các thông tin kinh tế vĩ mô

Nhóm kêu gọi một sự trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ và cộng đồng đầu tư về các chính sách tiền tệ và tài khóa quốc gia. Sự thiếu trao đổi về các chính sách điều hành có thể tạo ra những sự bất ổn định và để thị trường sống với những tin đồn. Một số đề nghị cụ thể của chúng tôi là:

- Thiết lập một Lịch sự kiện kinh tế (Economic Calendar) để công bố các chỉ số, thông tin kinh tế (cụ thể bởi ai, khi nào). Ví dụ, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm công bố chỉ số CPI hàng tháng vào lúc 9:00 sáng ngày 25 tháng kế tiếp.

- Tăng số lượng các chỉ tiêu kinh tế được công bố như chỉ số thất nghiệp, hàng tồn kho khu vực sản xuất, dữ liệu thị trường nhà đất… Theo đó, Chính phủ nên xem xét công bố một số thông tin tương đối “nhạy cảm” như dự trữ ngoại hối quốc gia, các thông tin về hệ thống ngân hàng (số dư tiền gửi và số dư nợ cho vay; chi tiết khoản cho vay theo ngành nghề, khu vực, tổ chức/cá nhân, và loại tiền tệ; chi tiết khoản tiền gửi theo khu vực, tổ chức/cá nhân, và loại tiền tệ) trên cơ sở định kỳ. Đối với một số thông tin nhạy cảm, một độ trễ từ 3-6 tháng là có thể chấp nhận được.

- Các phương pháp tính các chỉ số kinh tế phải nhất quán qua các kỳ công bố. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào thì sự thay đổi đó cần phải được công bố rộng rãi trước khi áp dụng.

- Đối với một số chỉ tiêu kinh tế, cần phải bổ sung thêm các thông tin chi tiết như chỉ tiêu Vốn FDI thực hiện cần công bố chi tiết theo phần thực hiện bởi đối tác nước ngoài và bởi đối tác Việt Nam; BTC/UBCK cũng cần thu thập, thống kê và công bố định kỳ số liệu Đầu tư gián tiếp FII và một số thông tin liên quan đến TTCK như tổng số tài khoản giao dịch, lượng tiền mặt trong các tài khoản mua bán chứng khoán.

Qua thông tin từ truyền thông trong nước, Nhóm được biết Tổng cục Thông kê Việt Nam đã công bố Hệ thống chỉ tiêu quốc gia mới trong đó bao gồm nhiều chỉ tiêu mới và rất quan trọng như dự trữ

ngoại hối quốc gia, số liệu hệ thống ngân hàng có thể được công bố chính thức, định kỳ từ năm 2012. Nhóm cho rằng đây là một bước tiến lớn từ cơ quan Nhà nước trong việc minh bạch hóa các thông tin kinh tế vĩ mô, tăng cường sự trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng kinh doanh. Nhóm đề xuất cần phát huy hơn nữa sự tiến bộ này.

2.8 Một chiến lƣ c quảng bá cho Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, với một Lịch sự kiện kinh tế được thực hiện tốt, Chính Phủ có thể chuyển tải đến cộng đồng đầu tư một hình ảnh chân thực về sức khỏe nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù đôi khi sức khỏe nền kinh tế có lúc không thực sự tốt nhưng chúng tôi tin tưởng rằng một chính sách minh bạch sẽ tạo ra giá trị cho Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan Chính phủ Việt Nam cần phải chủ động tăng cường tham gia, trình bày tại các hội thảo kinh tế quốc tế, các diễn đàn kinh doanh khu vực nhằm gửi đi một thông điệp tích cực về triển vọng của Việt Nam tới cộng đồng đầu tư quốc tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 51 - 52)