VI. Cảnh sát phụ trách điểm du lịch
63 Ly Thai To, Hoan Kiem District, Hano
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Tp Hà Nộ
Tp Hà Nội
Thứ Ba, 2 tháng 12 năm 2010 KHAI MẠC
Ch nh phủ Việt Nam - Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch Đầu tƣ Võ Hồng Phúc
Kinh tế Việt Nam trong năm 2010 dự kiến tốc độ tăng trưởng đạt 6,7% đến 6,8%. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có nhiều vấn đề c n tồn đọng như bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát và giá cả gia tăng, bất ổn tiền tệ và tỷ giá. Chính phủ hiện đang chuẩn bị trình Quốc hội thông qua chiến lược phát triển kinh tế 5 năm và 10 năm vào tháng 1/2011 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao đạt 7,5%. Để đạt được mục tiêu trên Việt Nam cần khắc phục những vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Bộ trưởng kêu gọi doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước cùng Chính phủ Việt Nam tham gia đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bộ trưởng cũng đánh giá cao vai tr của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn tới đây.
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam - Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc
Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai tr đặc biệt quan trọng trong quá trình Việt Nam phấn đấu trở thành nước có thu nhập trung bình. Để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển cần có sự phát triển của các yếu tố cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm. Cơ sở hạ tầng mềm như các chính sách, hệ thống pháp luật quy định các hoạt động kinh doanh cần được ban hành và áp dụng thống nhất, rõ ràng và đơn giản. Gần đây Việt Nam đã được nâng bậc xếp hạng trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2011 và đây là một kết quả đáng mừng. Tuy nhiên Chính phủ vẫn cần tiếp tục làm việc thật chặt chẽ với khu vực tư nhân để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thông qua đối thoại mở, mang tính xây dựng với khu vực tư nhân, có thể tìm ra được các phương án mang tính xây dựng, đảm bảo các bên cùng có lợi. Cuộc đối thoại ngày hôm nay cũng là một phần trong quá trình đối thoại mở đó.
Tổ chức Tài ch nh Quốc tế IFC – Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực
Việt Nam trở thành đất nước có mức thu nhập trung bình là một kết quả đáng chúc mừng, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn trước nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và đảm bảo tăng trưởng có hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Chính vì thế chủ đề của cuộc đối thoại hôm nay là “Cạnh tranh và tăng trưởng bền vững”.
Ông Andrews chia sẻ kết quả tổng kết của Báo cáo Điều tra Cảm nhận Môi trường Kinh doanh 2010 tại Việt Nam do Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện. Báo cáo này khảo sát kiến của khu vực kinh tế tư nhân về môi trường đầu tư tại Việt Nam và đề cập các vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. 75% công ty tham gia cuộc khảo sát cho biết họ có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong v ng ba năm tới. Đồng thời kết quả điều tra cho thấy cộng đồng doanh nghiệp cũng mong đợi những cải thiện trong một số lĩnh vực như vấn đề quản trị, nguồn cung ứng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng. Hơn 50% số công ty tham gia khảo sát cho biết việc thiếu nguồn nhân lực có chất lượng là nguyên nhân chính khiến họ không mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra để đảm bảo phát triển bền vững, cần tập trung vào chất lượng đầu tư, khai thác và sử dụng hợp l các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy cần tập trung vào các vấn đề quản trị và đẩy mạnh các cải cách trong lĩnh vực này.