Dự thảo Nghị định về Khoáng sản Điều 5 – Khoáng sản Độc hạ

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 115 - 117)

IV. Thảo luận tự do

A/ Dự thảo Nghị định về Khoáng sản Điều 5 – Khoáng sản Độc hạ

Điều 5 – Khoáng sản Độc hại

Điều 5 đưa ra định nghĩa về “khoáng sản độc hại” và danh mục các khoáng sản độc hại. Có hai vấn đề trong nội dung này:

(i) Khi quy định về khoáng sản độc hại, ban soạn thảo đã tham chiếu đến định nghĩa về chất độc hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và theo quy định của các văn bản luật khác hay chưa? Danh mục các khoáng sản độc hại dường như chưa đầy đủ;

(ii) Mục đích của việc định nghĩa “khoáng sản độc hại” trong Dự thảo Nghị định này là gì? Ngoại trừ định nghĩa này, nội dung Dự thảo Nghị định không đề cập đến thuật ngữ “khoáng sản độc hại,” ví dự khai thác hoặc quản l các hoạt động khoáng sản liên quan đến “khoáng sản độc hại.”

Điều 6 – Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản

Điều 6.1 của Dự thảo Nghị định quy định: “Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản cho cơ quan quản ý nhà nước về khoáng sản và

chịu trách nhiệm về t nh ch nh xác, trung thực của số iệu thông tin báo cáo.” Các nhà đầu tư muốn

có được cam kết từ các cơ quan quản l nhà nước về cơ chế bảo mật đối với kết quả hoạt động khoáng sản được báo cáo và các biện pháp khắc phục trong trường hợp thông tin bị tiết lộ.

Điều 6 này và các quy định khác tại Dự thảo Nghị định không quy định về quyền, thủ tục và lệ phí đối với các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng thông tin sẵn có về trữ lượng khoáng sản từ Cơ quan Nhà nước nhằm tiết kiệm chi phí cho họ trong việc thăm d khoáng sản ở các khu vực cụ thể.

Điều 8 – Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng

Điều 8.6 của Dự thảo Nghị định quy định: “Việc khoanh vùng khu vực đấu giá, khu vực không đấu giá quyền hoạt động khoáng sản phải tuân theo quy định này để cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định.”

Quy định này đặt ra vấn đề là hoạt động khoáng sản có thể không được xem xét cấp phép trong trường hợp: (i) quy hoạch khoáng sản chưa được hoàn tất tại một địa bàn ực cụ thể; hoặc (ii) mặc dù quy hoạch khoáng sản đã hoàn tất nhưng việc khoanh vùng khu vực đấu giá, khu vực không đấu giá tại địa bàn đó chưa được cơ quan quản l nhà nước thực hiện. Các nhà đầu tư muốn biết khi nào quy hoạch khoáng sản và việc khoanh vùng khu vực đấu giá quyền hoạt động khoáng sản được hoàn tất trên phạm vi cả nước.

Điều 11 – Quyền l i của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Điều 11 của Dự thảo Nghị định quy định rằng tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại khu vực nhất định sẽ được ưu tiên thăm d khoáng sản nếu khu vực đó được cơ quan quản l nhà nước xác định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Quy định này đặt ra hai vấn đề:

(a) Tại giai đoạn tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, nhà đầu tư luôn có mong muốn rằng họ sẽ được cấp quyền ưu tiên thăm d khoáng sản tại khu vực mà họ đầu tư điều tra địa chất. Nếu khu vực đó lại được xác định (tại thời điểm đó hoặc sau này) là khu vực có đấu giá quyền khai thác khoáng sản, quy định tại Điều 11 sẽ không khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong các khu vực này.

(b) Điều 14 quy định rằng nếu bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn xin cấp phép thăm d khoáng sản trong khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tổ chức hoặc cá nhân đó phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về khoáng sản. Quy định này có thể không khuyến khích các tổ chức và cá nhân dự định tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản nếu các tổ chức và cá nhân đó có dưới 5 năm kinh nghiệm về khoáng sản (vì họ kỳ vọng là đầu tư điều tra cơ bản địa chất sẽ giúp họ có cơ hội có quyền ưu tiên cấp giấy phép thăm d khoáng sản).

Điều 16 – Điều kiện, nội dung, chuyển nhƣ ng quyền thăm dò khoáng sản

Điều 16.3(c) quy định: thời gian cần thiết để cơ quan cấp phép lấy kiến các cơ quan có liên quan để cấp giấy phép thăm d khoáng sản sẽ không được tính vào thời gian cấp phép là 45 ngày. Với quy định như vậy, và với thực tế là thời gian các cơ quan cấp phép lấy được kiến từ các cơ quan có liên quan thường kéo dài, Ban soạn thảo cần quy định rõ cả thời gian các cơ quan có liên quan phải cho kiến.

Chƣơng IV – Quy định về thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản

 Chương này không nêu cách xử l trường hợp các nhà đầu tư được cấp phép hoạt động khoáng sản nhưng không tiến hành các hoạt động khoáng sản hoặc chỉ tiến hành các hoạt động khai khoáng tại một phần của khu vực được cấp phép.

 Chương này chưa quy định cụ thể liệu các nhà đầu tư phải ký thỏa thuận thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất theo diện tích khu vực thực hiện hoạt động khai khoáng quy định trong Giấy phép Khai thác khoáng sản hay chỉ cần thuê đất cho một phần xây mỏ và nhà máy chế biến. Giá thuê đất của từng khu vực cấp giấy phép khai thác khoáng sản được quy định cụ thể ra sao.

 Vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) là: một mặt họ phải xin cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư từ UBND Tỉnh, một mặt lại phải xin cấp phép khai thác khoáng sản tại Bộ TNMT. Điều này làm cho thực tiễn xin cấp phép của FIE trở nên phức tạp, thiếu nhất quán và tốn nhiều thời gian. Dự thảo Nghị định nên thống nhất hai quy trình đó tại cùng một cấp, chẳng hạn như tại UBND cấp tỉnh.

Điều 34 – Công thức tính mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

 G (giá khoáng sản thương phẩm): làm thế nào để xác định hoặc có được giá này?

 Q: Điều gì sẽ xảy ra nếu trữ lượng khoáng sản được dự đoán lớn hơn rất nhiều so với thực tế sau này khai thác được hoặc nhiều hơn so với khả năng con người có thể khai thác?

 K: Chưa tính đến hệ số các công nghệ tiên tiến hoặc các biện pháp khai thác khoáng sản thân thiện với môi trường cần khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng.

Các vấn đề khác

Ƣu tiên dành cho các nhà đầu tƣ thực hiện các hoạt động khai thác khoáng sản

 Bản Dự thảo Nghị định chưa chỉ ra được liệu nhà đầu tư có giấy phép thăm d có được ưu tiên khai thác khoáng sản và xin cấp phép khai thác khoáng sản tại một khu vực nhất định

hay không, cụ thể là tại khu vực đấu giá và khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

 Dự thảo Nghị định cũng chưa xứ l trường hợp: liệu nhà đầu tư hiện hữu đang khai thác một loại khoáng sản cụ thể tại một khu vực cụ thể sẽ có quyền ưu tiên được thăm d và khai thác các loại khoáng sản khác tại khu vực đó hay không.

 Không có quy định nào đề cập đến quyền ưu tiên của các đơn vị và cá nhân trong việc gia hạn các Giấy phép Thăm d và Khai thác khoáng sản hiện hữu của họ.

Phê duyệt thiết kế mỏ khoáng sản và giấy phép xây dựng mỏ

Dự thảo Nghị định chưa nêu nghĩa vụ và quy trình các công ty khai thác khoáng sản trình duyệt thiết kế mỏ.

Theo các quy định cũ, Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt thiết kế mỏ khoáng sản, tuy nhiên Bộ Xây dựng có thể sẽ phê duyệt thiết kế nhà máy chế biến khoáng sản. Điều này sẽ phức tạp cho những nhà đầu tư vừa khai thác khoáng sản vừa xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản khi cùng một lúc phải làm việc với cả hai cơ quan này. Dự thảo Nghị định nên quy định rõ rằng Bộ Công Thương sẽ là đầu mối cho các nhà đầu tư xin phê duyệt cả thiết kế mỏ, cả thiết kế nhà máy khai thác khoáng sản và các phê duyệt này sẽ thay thế cho Giấy phép xây dựng.

Yêu cầu về quỹ khôi phục môi trƣờng và ngân hàng đƣ c cấp phép nắm giữ nguồn quỹ này

Nghị định cần quy định rõ có phải lập quỹ khôi phục môi trường không? Mức đóng góp vào quỹ là bao nhiêu? Cơ chế cho việc sử dụng nguồn quỹ này trong tương lai như thế nào để phục vụ mục đích khôi phục môi trường?

Điều kiện và thủ tục góp vốn đầu tƣ dƣới hình thức giá trị của Giấy phép Khai thác Khoáng sản

Không có quy định nào về việc góp vốn vào một liên doanh dưới hình thức giá trị của Giấy phép Khai thác khoáng sản.

Cơ quan có thẩm quyền có quyền thực hiện việc thanh tra không định kỳ hay không

Nghị định chưa quy định quyền hạn, l do, phạm vi, thủ tục và lịch biểu tiến hành các cuộc thanh tra không định kỳ của cơ quan có thẩm quyền thanh tra.

Lỗi in ấn trong Dự thảo Nghị định

Chẳng hạn như, dẫn chiếu tới Điều 2.2 trong Điều 4.3 là dẫn chiếu sai. Không có Điều 2.2 và Điều 2 không đề cập tới vấn đề nêu trong Điều 4.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)