CẢI TIẾN CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NHẰM THÖC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 78 - 81)

19 Bà Phạm Liên Anh Điều phối viên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

CẢI TIẾN CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NHẰM THÖC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM

NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM

Người trình bày Uy n Hồ Nhóm Sản Xuât và Phân phối

Kính thưa các qu vị,

Chúng tôi rất hân hạnh được có cơ hội để trình bày với các quan chức của Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo các doanh nghiệp có mặt trong Diễn đàn hôm nay và chia sẻ với qu vị quan điểm của chúng tôi từ góc nhìn của ngành sản xuất về vấn đề nâng cao hợp tác giáo dục đại học tại Việt Nam. Bài nói của chúng tôi năm nay sẽ tập trung thảo luận về việc cải tiến chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam và thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất.

Tất cả các qu vị đều biết rõ là nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển của Việt Nam và việc có một nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng thành thục là yếu tố quyết định việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam. Chúng tôi xin được hoan nghênh và thừa nhận sự cởi mở của Việt Nam trong việc thực hiện cải cách giáo dục và xin nhấn mạnh rằng chúng ta phải tiếp tục thực hiện sứ mệnh.

Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Bộ Giáo Dục, Tổng Cục Dạy Nghề - Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội và các trường đại học Việt Nam trong các chương trình hỗ trợ giảng viên, sinh viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng lực lượng lao động kỹ thuật góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam là một hệ thống tốt trong việc giảng dạy l thuyết căn bản trong lĩnh vực khoa học và toán học, đây là những cấu phần cơ bản của bất kỳ nền kinh tế tri thức nào. Tuy nhiên, hệ thống GD Việt Nam đã bỏ qua cơ hội để đào tạo và nâng cao các kỹ năng đặc trưng của người lao động có tính sáng tạo đang phổ biến trên thế giới: đó là những người có khả năng áp dụng các kiến thức l thuyết vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề cụ thể, khả năng tư duy tích cực, kỹ năng đàm phán và thương lượng, biết bảo vệ các kiến đề xuất và biết khi nào cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế, kỹ năng làm việc theo nhóm, và các kỹ năng về giao tiếp hiệu quả.

Vậy đâu là l do trong việc một sinh viên tốt nghiệp với nền tảng kiến thức l thuyết vững nhưng lại kém trong khả năng áp dụng l thuyết vào thực tiễn công việc? Qua các chương trình làm việc với các trường đại học, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân như sau:

- Thứ nhất là hệ thống giáo dục tại Việt Nam c n chú trọng quá nhiều vào các kỳ thi cuối khoá. Cần có thêm các bài tập tự nghiên cứu, bài kiểm tra ngắn, và các kỳ thi giữa kỳ để sinh viên có thể củng cố việc học của mình trong suốt các năm học.

- Thứ hai là hệ thống này cũng coi trọng quá nhiều vào việc học tập mang tính độc lập theo từng cá nhân và không chú trọng đến sự cộng tác, học tập theo nhóm. Các sinh viên có thể đạt được những kỹ năng gì khi họ phải làm việc theo nhóm với nhiều sinh viên khác để giải quyết một vấn đề thực tế/ một bài toán do một công ty/doanh nghiệp đưa ra? Hãy thử hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu như các sinh viên phải thực hiện một dự án dự án trong một khuôn khổ thời gian và sau đó trình bày các kết quả của họ trước các sinh viên khác trong lớp bằng tiếng Anh? Thực hiện được điều này sẽ giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng sau đây: khả năng áp dụng các kiến thức l thuyết đã được học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản l dự án, giải quyết vấn

đề, và kỹ năng trình bày. Qu vị hãy thử hình dung tiếp về điều gì sẽ xảy ra nếu các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh, với sách giáo khoa bằng tiếng Anh? Đồng thời, các việc này cần được thực hiện với quy mô sĩ số lớp học nhỏ hơn.

- Chúng tôi cũng nhận thấy là điều cốt yếu trong việc tạo ra các thay đổi là cần thay đổi phương pháp giảng dạy từ phương pháp đọc chép, ghi nhớ, thi cuối kỳ, ít các hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên sang phương pháp giảng dạy tích cực, nhiều tính tương tác.

- Việc trang bị các ph ng thí nghiệm, các t a nhà là chưa đủ. Hiện tại các giảng viên đang bị trả lương thấp. Các học sinh tốt nghiệp cấp 3 dường như chưa có đủ thông tin về việc chọn lựa ngành nghề học và các học sinh nữ chưa được khuyến khích học các ngành nghề kỹ thuật. Việc cam kết tạo ra thay đổi cần xuất phát từ cấp lãnh đạo và cần có sự thay đổi về chính sách hỗ trợ, và gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đã có những nỗ lực hứa hẹn mang đến việc thực hiện thành công tầm nhìn về một hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện đại hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cần có sự thay đổi mạnh mẽ mang tính hệ thống để có thể biến khả năng này thành hiện thực.

Một ví dụ trong những nỗ lực để vượt qua các thách thức của giáo dục đại học là một số tập đoàn lớn như Intel, Siemens v..v cùng với cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ và đại học Arizona State University, Hoa Kỳ và 08 trường đại học Việt Nam đã cùng thực hiện chương trình hợp tác liên minh giáo dục ngành kỹ thuật, gọi tắt là HEEAP trong đó chú trọng vào việc đào tạo giảng viên phương pháp giảng dạy đổi mới dựa trên các tiêu chuẩn của ABET. Chúng tôi cũng xin kêu gọi phía Việt Nam và các doanh nghiệp khác cùng tham gia đầu tư thực hiện dự án cùng chúng rôi nhằm tạo ra một sự thay đổi toàn diện hơn đối với hệ thống giáo dục đại học.

Sau đây là các khuyến nghị của chúng tôi đối với chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu cuối cùng là tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn:

- Ưu tiên phát triển các nghành có tiềm năng trở thành đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Đưa ra các chính sách cho phép các trường đại học có quyền tự chủ cao hơn trong việc đánh giá sinh viên, kiểm tra và quyết định giáo trình.

- Cho phép quyền tự chủ cao hơn đối với các đại học tư nhằm tạo ra một nguồn cung tốt về nhân lực cho doanh nghiệp.

- Phát triển hoặc áp dụng một quá trình kiểm định được quốc tế công nhận trong đó phải bao gồm các chuẩn đầu ra của sinh viên.

- Đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam dựa trên đẩu ra của sinh viên và nghiên cứu.

- Đưa ra các chính sách ưu tiên cho một số trường trường đại học và cao đẳng, trong đó tập trung đầu tư trọng điểm vào một vài trường để trường trở thành trung tâm xuất sắc. Điều này đồng thời sẽ tạo ra một hệ thống Cố vấn giáo dục, nhờ đó các trường đại học và cao đẳng tốt nhất sẽ trở thành mô hình mẫu cho trường khác.

- Giải quyết sự thiếu hụt của lực lượng giáo viên có chất lượng, những người có thể tiến hành hiện đại hoá phương pháp giảng dạy, đổi mới giáo trình, phương tiện cũng như giáo dục sau đại học và nghiên cứu. Đưa ra chính sách lương và hỗ trợ tốt hơn để giữ chân các nhà giáo, bao gồm các ưu đãi để thúc đẩy giảng viên thực hiện thay đối.

- Đưa các kiến đóng góp của doanh nghiệp vào đào tạo và chiến lược giáo dục và tạo cơ hội để doanh nghiệp đánh giá và nâng cao chất lượng học sinh.

Cuối cùng, chúng tôi kêu gọi Việt Nam thực hiện việc cải cách giáo dục như một ưu tiên nhằm gia tăng năng lực canh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là lúc để Việt Nam nghiêm

túc xem xét năng lực và khả năng cung cấp lực lượng lao động có kỹ năng cần thiết để đạt được tầm nhìn trở thành một đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi thiết tha đối với tầm nhìn này và mong muốn có quan hệ chặt chẽ hơn nữa với với Bộ GD & ĐT, Bộ LĐTBXH và các cơ sở giáo dục Việt Nam để có thể đạt được mục tiêu này.

Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị. Chúng tôi xin chúc các quý vị nhiều hạnh phúc, xin chúc cho một mối quan hệ lâu bền giữa các bên trong hợp tác giáo dục. Chúng tôi tin rằng các mối quan hệ đối tác này tiếp tục sẽ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Xin cảm ơn.

Chƣơng V

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)