Những sửa đổi đối với Bộ Luật Lao động và Việc Đ nh Công Bất hp pháp

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 84 - 86)

Như cuộc điều tra về chi phí vùng được tiến hành bởi JETRO mỗi năm cho thấy, lợi thế cạnh tranh chính của Việt Nam vẫn là chi phí lao động của mình, đặc biệt khi so sánh với những vùng ven biển của Trung Quốc. Những nhà sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh như may mặc, giầy dép và nội thất, những lĩnh vực chiếm một phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thống nhất đưa ra hai mối lo ngại chính: (1) căng thẳng về lao động; và (2) nguồn điện không liên tục. Có những người dường như cho rằng Việt Nam có thể nâng vị trí của mình và trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao chỉ với việc tăng mức lương. Rõ ràng là, điều đó sẽ không đủ nếu không đầu tư nhiều hơn vào đào tạo nghề, cơ sở hạ tầng và tính hiệu quả của dây chuyền cung cấp.

Trước hết, những thay đổi được tranh luận nhiều đối với Bộ Luật Lao động đang ở giai đoạn quyết định. Sau nhiều đối thoại với các bên liên quan, rõ ràng là không có kết quả nào thỏa mãn được tất cả các lợi ích khác nhau. Từ góc độ của cộng đồng sản xuất, tôi có thể nói rằng những nhà sản xuất không phản đối việc tăng lương và những phúc lợi khác một cách có chừng mực. Họ cũng ủng hộ mạnh mẽ sự cải tổ đối với quy trình cho phép việc bãi công và đình công nhằm giúp kiểm soát tình trạng tiếp diễn của việc đình công bất hợp pháp, việc có thể làm gián đoạn sản xuất bất cứ khi nào có rò rỉ tin đồn về sự thay đổi tiền lương đối với thị trường lao động.

Nhưng nếu luật pháp đi quá xa, quá nhanh, thì kết quả cuối cùng sẽ là mất đi những việc làm đúng ngay vào thời điểm mà Việt Nam cần tạo ra hàng triệu việc làm mới mỗi năm để thu hút những người mới bước vào thị trường lao động. Điều đó có thể dẫn tới sự cách biệt giàu nghèo lớn hơn và sự mất ổn định hơn. Chúng tôi mong những người soạn thảo xem xét kỹ lư ng vấn đề này và lắng nghe một cách cẩn thận về thực tế của các lực lượng thị trường ở đây và thị trường toàn cầu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Bộ luật để Quốc hội xem xét.

Bởi vì dường như đang có một sự thiếu hiểu biết về bản chất đúng đắn của toàn bộ cơ chế tiền lương theo Bộ luật Lao động và các luật liên quan khác, và để chỉ ra các chi phí đối với những nhà

sản xuất đang tiếp tục leo thang như thế nào, chúng tôi tóm tắt trong những biểu đồ dưới đây những yếu tố góp phần cấu thành các chi phí lao động hiện nay:

a. Thuế thu nhập cá nhân: 5% - 35%. b. Bảo hiểm xã hội

Mức lương được sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội được quy định tối đa là 20 lần của mức lương tối thiểu chung, tức là 830.000 VND/tháng (khoảng US$40/tháng) kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Mức đóng bảo hiểm tăng lên trong một vài năm tới theo lộ trình sau:

i) Người sử dụng ao động: Hiện tại: 15% 2010: 16% 2012: 17% 2014: 18% ii) Người ao động: Hiện tại: 5% 2010: 6% 2012: 7% 2014: 8% c. Bảo hiểm y tế

Mức lương được sử dụng để đóng bảo hiểm y tế được quy định tối đa là 20 lần của mức lương tối thiểu chung, tức là 830.000 VND/tháng (khoảng US$40/tháng) kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Mức đóng góp tăng lên trong một vài năm tới theo lộ trình sau:

Người lao động cũng như người sử dụng lao động đều phàn nàn về thủ tục nhiêu khê trong việc yêu cầu chi trả bảo hiểm và với những khoản chi trả nhỏ nhoi, nhiều người sử dụng lao động thấy rằng bảo hiểm y tế này phải được bổ sung bằng bảo hiểm y tế thương mại nếu họ thực sự muốn cung cấp cho nhân viên của họ mức bảo hiểm xứng đáng.

d. Bảo hiểm thất nghiệp

Mức lương được sử dụng để đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tối đa là 20 lần của mức lương tối thiểu chung, tức là 830.000 VND/tháng (khoảng US$40/tháng) kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2011.

Mức đóng góp là 1% cho ngƣời sử dụng lao động1% cho ngƣời lao động. e. Tăng tiền lương tối thiểu

Tác động của những loại thuế này càng tăng lên hơn nữa do những lần tăng mới đối với mức lương cơ bản tối thiểu.

Mức lương tối thiểu chung được tăng vào ngày 1 tháng 5 năm 2011 lên 830.000 VND mỗi tháng và được cho là sẽ tiếp tục tăng vào đầu năm 2012.

Chính phủ cũng chỉ tăng mức lương tối thiểu áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Biên độ điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 10% đến 15,7% đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và từ 13,7% đến 37,8% đối với các doanh nghiệp trong nước,

i) Người sử dụng ao động: Hiện tại: 2% 2010: 3% ii) Người ao động: Hiện tại: 1% 2010: 1.5%

tùy thuộc vào từng vùng. Sự phân vùng cũng được thay đổi theo hướng nhiều thành phố và tỉnh được đưa vào Vùng I và II, điều này khiến cho mức lương tối thiểu thực tế thậm chí cao hơn mức nói trên. Những Nghị định về mức lương tối thiểu được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2010 và đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2011 (trong khi đối với một vài tỉnh và thành phố, ngày áp dụng được lùi đến 1 tháng 7 năm 2011). Điều này khiến cho các doanh nghiệp không đủ thời gian để chuẩn bị cho việc tăng các chi phí lao động và những ngân quỹ tài chính liên quan.

Cụ thể, các doanh nghiệp được áp dụng theo Nghị định 108 (các doanh nghiệp trong nước):

Khu vực I: VND 1.350.000/tháng (tăng từ VND 980.000/tháng) (mức tăng là 37,8%) Khu vực II: VND 1.200.000/tháng (tăng từ VND 880.000/tháng) (mức tăng là 36,4%) Khu vực III: VND 1.050.000/tháng (tăng từ VND 810.000/tháng (mức tăng là 29,6%) Khu vực IV: VND 830.000/tháng (tăng từ VND 730.000/tháng) (mức tăng là 13,7%)

Các doanh nghiệp được áp dụng theo Nghị định 107 (các doanh nghiệp nước ngoài):

Khu vực I: VND 1.550.000 (tăng từ VND 1.340.000/tháng) (mức tăng là 15 7%)

Khu vực II: VND 1.350.000 (tăng từ VND 1.190.000/tháng (mức tăng là 13,4%) Khu vực III: VND 1.170.000 (tăng từ VND 1.040.000/tháng) (mức tăng là 12,5%) Khu vực IV: VND 1.100.000 (tăng từ VND 1.000.000/tháng) (mức tăng là 10%)

Mức lương tối thiểu tăng, cùng với thuế đối với quỹ lương đang tăng đều đặn, đã đặt những gánh nặng tài chính đáng kể lên những người sử dụng lao động, điều mà nhiều người bên ngoài nhìn vào không thấy được đầy đủ khi ước tính những chi phí tiền lương cho lao động công nghiệp ở Việt Nam.

Ngoài ra còn có thêm hai quỹ mới đã được đề xuất cho Bộ Luật Lao động sửa đổi – “Quỹ Cứu trợ Thiên Tai” và “Quỹ tai nạn”, mà người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với cả hai quỹ này. Những thay đổi như kéo dài thời gian nghỉ thai sản tới sáu tháng sẽ góp phần làm tăng tổng chi phí..

Câu hỏi là, tại thời điểm nào những chi phí này ngăn cản những đầu tư mới vào khả năng sản xuất mà có thể tạo ra những việc làm mới, doanh thu và thuế? Một số người có thể cho rằng hiện này chúng ta đã ở thời điểm đó.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)