Trong những tháng gần đây, để phản ứng lại với sự thâm hụt thương mại, rõ ràng là một số bộ ngành đã bắt đầu ban hành các văn bản pháp quy nhằm áp dụng các hàng rào phi thuế quan mới đối với các sản phẩm và dịch vụ. Cho đến nay hẳn mọi người cũng đã quen thuộc với quy chế cấp phép “tự động” đối với hàng nhập khẩu, quy chế vẫn đang có hiệu lực bất chấp các quan ngại quốc tế, nhưng gần đây đã đột ngột phổ biến một số các biện pháp nhằm vào các đối tượng cụ thể hơn. Tuy mục đích của nó chỉ là nhằm vào các mặt hàng xa xỉ không thiết yếu, nhưng hiện tượng này lại có tác động tiêu cực bao rộng hơn đối với toàn bộ dây chuyền cung cấp.
Không thể nào liệt kê được hết tất cả các rào cản phi thuế quan và cũng rất ít khả năng là chúng đều đã được thông báo một cách hợp lệ lên WTO, nhưng các bằng chứng tiêu biểu cho thấy rằng chúng ta đang phải trải nghiệm vấn nạn về “giấy phép con”. Một vài trong số đó gồm có:
Thông báo số 197/TB-BCT của Bộ Công thương được ban hành ngày 6 tháng 5 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6, quy định về các hàng rào phi thuế quan mới đối với việc nhập khẩu điện thoại di động, mỹ phẩm, và rượu. Một số quy định của Thông báo này gồm:
Nhà nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà nhập khảu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất kinh doanh mặt hàng đó được chứng thực, hợp pháp hóa và hợp pháp hóa lãnh sự tại nước xuất xứ để chứng minh rằng nhà nhập khẩu là được ủy quyền bởi chính hãng sản xuất kinh doanh – và quy định này có hiệu lưc từ ngày 1 tháng 6. Việc chấp hành theo quy định này là không thể thực hiện được trên thực tế và dường như không hề có một cơ sở nào cho việc áp dụng quy định này ngoại trừ để làm chậm quá trình nhập khẩu.
Điện thoại di động, rượu và mỹ phẩm chỉ có thể được nhập khẩu thông qua một trong ba cảng biển quốc tế cho cả nước - sẽ không còn việc nhập khẩu qua đường hàng không hay đường bộ. Một lần nữa, các thủ tục giấy tờ vô lý và thông báo không đầy đủ khiến cho việc này trở nên không thể đối với các công ty mà dây chuyền cung cấp của họ phải mất hàng tháng trước đó để có thể chấp hành.
Thông tư số 20/2011/TT-BCT được ban hành ngày 12 tháng 5 năm 2011 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6. Văn bản này quy định thêm các thủ tục nhập khẩu đối với ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống, trong đó có các quy định mới đầy phiền hà về văn bản như:
Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó. Những văn bản này cần phải được chứng thực, hợp pháp hóa, và hợp pháp hóa lãnh sự (quá trình giống như quy định đối với việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm và điện thoại di động theo Thông báo số 197/TB-BCT ở trên).
Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dư ng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.
L do được đưa ra cho các thủ tục này theo Nghị định số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 là để nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ.
Thời hạn theo quy định của pháp luật để trả lời các hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ thường xuyên bị phớt lờ mà không bị bất kỳ hậu quả nào, đặc biệt là đối với các dịch vụ liên quan đến dây chuyền phân phối. Công bằng mà nói, việc này một phần là do việc áp dụng các thủ tục hành chính mới mà không cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho các ban ngành có trách nhiệm thực thi chúng. Giấy phép phân phối lẽ ra chỉ mất 45 ngày thì lại mất đến từ 5 tháng đến một năm để xử lí. Đối với các giấy phép đó, chỉ có một số ít cán bộ Bộ Công thương chịu trách nhiệm xử lí các “ kiến” cho cả nước, và dường như những người này luôn ở trong tình trạng đang đi học hoặc tham gia hội thảo, và vì thế không thể thực thi trách nhiệm của mình mặc dù họ đã rất cố gắng.
Việc cho vay bằng ngoại tệ đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu là không được phép, kể cả đối với vay tư nhân, thương mại.
Quần áo nhập khẩu phải được kiểm tra chất gây ô nhiễm hóa học dựa trên từng đơn vị nhập khẩu, mà không xét đến việc liệu các sản phẩm này đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn quốc tế hay chưa, điều này là vô cùng lãng phí. Trong khi cả nước chỉ có hai trung tâm kiểm tra, do đó không thể nào hai trung tâm này có thể xử lí được tất cả các mẫu cần phải kiểm tra.
Một chương trình hải quan mới nhằm truy thu Phí Dịch Vụ Xếp D , mặc dù đã bị bãi bỏ từ năm 2010, cho các năm từ 2007 – 2010 dựa trên hóa đơn.
Các nhà nhập khẩu không thể cập nhật các quy định mới của hải quan qua trang web của Cơ quan Hải quan. Trang web này không liệt kê các biện pháp mới, mà chỉ liệt kê theo số văn bản và cũng không dẫn chiếu đến sản phẩm hoặc mã HS. Rõ ràng các thương nhân Việt Nam và cả quốc tế đều không thể rà soát tất cả các văn bản được đăng trên trang này chỉ để đề phòng trường hợp xuất hiện một văn bản ảnh hưởng đến sản phẩm của mình. Ngay đến cả các cơ quan hải quan cấp địa phương cũng thường không được biết đến những văn bản mới này. Một trang web “thân thiện với người dùng” hơn và liệt kê các quy định mới theo sản phẩm và mã HS sẽ là một bước tiến hướng đến việc cung cấp thông báo kịp thời cho thương nhân.
Các tranh chấp về định giá và phân loại ngày càng phổ biến, và khi một nhà nhập khẩu thắng được một vụ tranh chấp ở một tỉnh hoặc thành phố thì thường vẫn sẽ lại gặp phải tranh chấp tương tự ở tỉnh khác. Các nhà nhập khẩu phải trả tiền trước trong khi chờ tranh chấp được giải quyết phải chịu chi phí lãi suất đối với vốn hoạt động của mình trong khi các cơ quan chức năng lại trì hoãn việc giải quyết các vụ việc, điều này khiến cho nền kinh tế phải chịu thêm càng nhiều chi phí. Sự tiếp cận dễ dàng hơn cơ chế giải quyết tranh chấp tập trung các vụ việc về định giá và phân loại sẽ rất có ích trong những trường hợp như thế.
Hầu hết các biện pháp này đều không phù hợp với các nguyên tắc của Đề án 30, đề án phản ánh chính sách của Chính phủ nhằm hạn chế quan liêu và tinh giản các thủ tục hành chính. Do có nhiều thủ tục hành chính được áp dụng cho sản phẩm đầu vào như vật liệu xây dựng, nguyên liệu và các thành tố của sản phẩm xuất khẩu, những thủ tục này đã gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của dây chuyền cung cấp và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Việt Nam nói chung. Theo chỉ số Cạnh tranh Cấp tỉnh năm 2011 (“PCI), 70% các doanh nghiệp cho biết họ đã phải hối lộ để hàng hóa của mình qua được hải quan, và những hàng rào phi thuế quan tùy tiện và độc đoán này sẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên xấu đi. Và mặc dù những cản trở này sẽ làm việc nhập khẩu bị chậm lại, nhưng nó lại không có tác dụng trong việc tăng nguồn thu thuế cho Nhà nước, đặc biệt với mức độ tham nhũng được báo cáo trong PCI.
Cũng cần phải lưu rằng hầu hết các biện pháp này đều được thông qua mà không tham vấn trước với các bên có liên quan một cách minh bạch, và việc thi hành các biện pháp này lại không bị quy trách nhiệm đối với quyền kháng cáo. Các quy định này cũng không bao gồm các đầu mối liên lạc trả lời thắc mắc, câu hỏi theo quy định của các hiệp định quốc tế.
Tác động của những hàng rào phi thuế quan đó là gì? Theo như tính toán của một nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng ở TP Hồ Chí Minh, thì quy định về cấp phép nhập khẩu và các thủ tục có liên quan đang khiến cho lợi nhuận giảm khoảng 30% đối với cả các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn. Để chứng minh chỉ riêng các chi phí trực tiếp, một nhà nhập khẩu đã gửi đến bảng phân tích sau đây về các chi phí phát sinh từ chỉ một trong số các loại hàng rào phi thuế quan đối với các kiện hàng nhỏ, vừa và lớn:
Giả định Nhỏ Vừa Lớn
Thu nhập/Doanh thu hàng năm 1.000.000 10.000.000 50.000.000
Lợi nhuận gộp % 20% 20% 20%
Lợi nhuận r ng 10% 10% 10%
Giá trị công-ten-nơ hàng 40‟ $20.000 $20.000 $20.000 Bồi thường chậm bốc d hàng
Nếu có ai tin rằng những rào cản này chỉ ảnh hưởng tới xa xỉ phẩm như mỹ phẩm trang điểm và rượu, thì thực tế là những biện pháp kiểu này đang gây trì trệ và khiến giá thành tăng đối với cả các dự án xây dựng và sản xuất nông nghiệp, những ngành có tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế, bao gồm cả xuất khẩu. Một biện pháp mới đ i hỏi một tiêu chuẩn mới và thừa thãi, chẳng hạn như đối với đá lát sàn nhập khẩu để lát sàn nhà xưởng, đã gây trì trệ cho việc lắp đặt các thiết bị được dự kiến đặt trên các đá lát đó để phục vụ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
Nhất thiết phải ngăn chặn xu hướng tạo ra các rào cản phi thuế quan này và tìm ra các cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn và phù hợp hơn với WTO để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại. Chúng tôi nghĩ rằng sự tập trung hiện tại vào “các mặt hàng không thiết yếu” đang không giải quyết được các vấn đề cơ bản hơn về chính sách năng lượng, đào tạo nghề, và cơ sở hạ tầng trì trệ, những vấn đề vốn có thể được giải quyết từ về bên cung. Một lần nữa, các chính sách tốt hơn từ phía cung để khuyến khích sản xuất phục vụ xuất khẩu theo phương thức phù hợp với WTO là điều mà cộng đồng sản xuất và phân phối muốn được thấy.