2. THỊ TRƢỜNG VỐN
3.1 Thêm hàng hóa có chất lƣ ng cho TTCK
Chúng tôi đánh giá rằng, cho đến nay chương trình cổ phần hóa của Chính phủ Việt Nam đã gặt hái được một số thành công. Tuy nhiên, quá trình này thời gian gần đây đã bị chậm lại một phần do sự trì trệ của TTCK. Một số đợt Chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering – IPO) đã thất bại hoặc bị trì hoãn và một trong các l do chính được nêu ra là do giá chào bán cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, một vài doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã cổ phần hóa lại trì hoãn việc niêm yết lấy l do điều kiện thị trường không thuận lợi. Trên thực tế, thực sự là có một số quan ngại về tình trạng dư cung hàng hóa trên TTCK do việc cổ phần hóa một số DNNN lớn, nhưng Nhóm Thị trường vốn cho rằng TTCK vẫn rất cần những “hàng hóa có chất lượng” để thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Do đó, Nhóm đề nghị Chính phủ:
- Tăng tốc chương trình cổ phần hóa thông qua việc xác định một lộ trình mới với các tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu cụ thể. Cổ phần hóa DNNN không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà c n những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh đặc biệt là sau sự đổ v của Vinashin.
- Cho đến nay, hầu hết các cuộc chào bán cổ phần của các DNNN đều gặp vấn đề với việc định giá. Mặc dù công việc định giá doanh nghiệp được thực hiện hay tư vấn bởi các tổ chức định giá độc lập nhưng trên thực tế quyết định cuối cùng lại do người phát hành – trong trường hợp cổ phần hóa DNNN thông thường là một cơ quan Chính phủ đại diện phần sở hữu vốn Nhà nước quyết định. Chúng tôi cho rằng có một số vấn đề nảy sinh ở đây, ví dụ người bán thường có xu hướng thích một kết quả định giá cao mà không xem xét một cách đầy đủ đến các yếu tố khác như kỳ vọng thị trường, các tiêu chuẩn định giá được chấp nhận rộng rãi… hoặc các cơ quan Chính phủ thường rất e ngại việc “bán rẻ tài sản Nhà nước” hoặc thậm chí trong một số trường hợp vấn đề mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra. Do đó, Nhóm xin đề nghị một giải pháp mà theo đó trách nhiệm định giá nên được thực hiện bởi một hay một nhóm các tổ chức định giá độc lập có chuyên môn cao và am hiểu thị trường. Thực tế là, BTC/UBCK là cơ quan có thẩm quyền xác định một danh sách các tổ chức định giá đủ tiêu chuẩn. Hơn nữa, kết quả định giá bản thân nó chỉ là cơ sở để xây dựng mức giá khởi điểm chào bán cổ phần cho các cuộc đấu giá và không phải là những gì mà người phát hành sẽ nhận được
- Chúng tôi cũng đề xuất một cơ chế cho phép đưa thêm quyền hạn cho các Ban cổ phần hóa doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá chào bán cổ phần trong cuộc đấu giá để đẩy nhanh quá trình IPO và gắn nó với điều kiện thị trường. Ví dụ, nếu một đợt IPO thất bại vì l do giá phát hành cao, Ban cổ phần hóa doanh nghiệp được quyền giảm giá chào bán cổ phần tối đa 10% trong đợt đấu giá tiếp theo nhưng không được thấp hơn giá trị sổ sách của công ty. Sẽ có tối đa ba cuộc đấu giá liên tiếp và nếu tất cả đều thất bại thì toàn bộ kết quả định giá doanh nghiệp cần phải được thực hiện lại.