VI. Cảnh sát phụ trách điểm du lịch
3. Sản xuất và Phân phối SX & PP)
Nhóm SX & PP - Ông Seck Yee Chung - Đại diện
B Luật Lao đ ng sửa đổi và các qu định có liên quan v lao đ ng
- Luật Lao động mới cần phân biệt giữa các nhân viên quản lý với các lao động phổ thông trong vấn đề tự đại diện.
- Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề lao động thuê ngoài và di chuyển nội bộ nên được ban hành, và người đại diện của người lao động cần được phép thương lượng các Thỏa ước lao động tập thể.
- Một trong những lợi thế của Việt Nam là chi phí lao động tương đối thấp nhưng gần đây việc tăng mức lương tối thiểu đang làm giảm lợi thế của Việt Nam. Tăng lương tối thiểu, tăng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, cơ chế mới về Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế cho nhân viên người nước ngoài đang làm gia tăng gánh nặng đối với các công ty sản xuất.
Thông tƣ 122 v bình ổn giá
Thông tư 122 yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết giá và đăng k giá bán đối với một loạt sản phẩm.
- Đăng ký, k khai giá
o Việc đăng k giá bán trước đây chủ yếu chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, nhưng nay được áp dụng cho cả các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp bị yêu cầu phải nêu rõ l do điều chỉnh giá bán, kê khai giá sản xuất, chi phí bán hàng, quản lý, dự kiến lợi nhuận, thuế v..v và phần trăm thay đổi của từng loại giá so với lần đăng k trước đó. Đây là một yêu cầu hết sức quá tải, không rõ ràng và các thông tin thu thập được không biết có giá trị gì cho quá trình quản l Nhà nước hay không.
o Quy định kê khai giá yêu cầu các doanh nghiệp phải phân tích nguyên nhân điều chỉnh giá kê khai, nhưng không đề cập cụ thể những nội dung nào phải được đưa vào bản phân tích đó.
- Bình ổn giá
o Thông tư 122 không quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Điều này dẫn đến việc áp dụng cơ chế bình ổn giá một cách chủ quan tùy tiện, khiến cho doanh nghiệp không biết khi nào nên phản ứng với các biến động về giá, và khi nào các cơ quan quản lý sẽ hành động can thiệp.
o Việc chính phủ cần và muốn kiểm soát lạm phát là cần thiết. Tuy nhiên các quy định bình ổn giá có thể đem lại kết quả ngược. Nhà đầu tư sẽ mất dần sự quan tâm vào các lĩnh vực đang chịu sự kiểm soát của Nhà nước, giảm đầu tư vào khu vực này và từ đó gây ra sự thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến tăng giá trên thị trường.
- Thực hiện Thông tư 122
o Bộ Tài chính (“BTC”) đã ban hành danh sách 150 doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và đăng k giá với BTC. Danh mục 150 doanh nghiệp này chủ yếu nhắm vào các sản phẩm nhập khẩu và các nhãn hiệu nước ngoài. Điều này có vẻ là một sự phân biệt đối xử đi ngược lại các quy tắc của WTO.
o Đặc biệt BTC yêu cầu các công ty thuộc danh mục này phải đăng k các sản phẩm mới, đăng k giá thay đổi cho các sản phẩm hiện tại và phải giải trình về việc tăng giá các sản phẩm (áp dụng hồi tố) từ ngày 01/01/2010 (nếu có).
Nhóm SX & PP đề nghị hoặc bãi bỏ toàn bộ các biện pháp bình ổn giá này hoặc giảm phạm vi áp dụng, nhưng phải đảm bảo áp dụng minh bạch và công bằng.
Dự thảo nghị định bán lẻ hàng hóa
DT yêu cầu doanh nghiệp nộp đơn xin cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ quy mô lớn phải đợi việc phê duyệt quy hoạch cơ sở bán lẻ (“QHBL”) của quốc gia và của địa phương. Việc soạn thảo và phê duyệt QHBL có thể mất một năm hoặc hơn, và điều này có thể có nghĩa là việc cấp giấy phép để lập cơ sở bán lẻ quy mô lớn sẽ bị trì hoãn. DT cũng không đưa ra một cơ chế cấp phép khác trong khi chờ phê duyệt quy hoạch.
- Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
Các quy định hiện hành không có hướng dẫn về việc phải đáp ứng các điều kiện gì để thỏa mãn ENT làm cơ sở cho phép các nhà đầu tư trong nước thành lập nhiều cơ sở bán lẻ hay nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở bán lẻ thứ hai. DT đưa vào việc thành lập Hội đồng kiểm tra nhu cầu kinh tế. Tổ chức, quyền hạn, cơ chế hoạt động, cơ chế ra quyết định của Hội đồng này như thế nào. Liệu có chắc chắn có nguồn nhân lực có chuyên môn và một cơ chế phù hợp cho việc thành lập và hoạt động của Hội đồng này không?
Nhập khẩu thuốc của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Theo các cam kết WTO của Việt Nam, kể từ ngày 01/01/2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (“FIEs”) được phép nhập khẩu một số loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, một số quy định hiện hành được ban hành trước khi có các cam kết WTO lại hạn chế FIEs thực hiện việc nhập khẩu thuốc. Các quy định này cần phải được sửa đổi và thay thế để phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam.
Giấy phép nhập khẩu tự đ ng
Kể từ tháng 09/2008, Chính phủ hạn chế một số mặt hàng nhập khẩu thông qua thủ tục xin giấy phép nhập khẩu (“GPNK”). Tuy nhiên gần đây phạm vi áp dụng của GPNK được mở rộng khiến nhiều hàng hóa nhập khẩu bị đình trệ nghiêm trọng, đặc biệt là vận chuyển bằng đường hàng không.
Nghị định số 102 – Thi hành Luật Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (“FI”) không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước. Trong thực tế, vẫn c n chưa rõ ràng về việc quy định này sẽ được thực hiện bao giờ và như thế nào. Quy định này còn phụ thuộc vào các luật cụ thể, và theo các luật cụ thể đó thì FIEs bao gồm cả các doanh nghiệp trong đó FI sở hữu không quá 49%, vẫn phải chịu các quy định riêng biệt khác với các quy định được áp dụng cho các công ty trong nước, ví dụ như các quy định về Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế theo Nghị định số 23.
Cũng theo NĐ này, FI thành lập chủ thể mới tại Việt Nam bất kể tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, sẽ phải tuân theo các thủ tục đầu tư được áp dụng cho FI và được cấp Giấy chứng nhận Đầu tư. Đề xuất quy định rằng các công ty với phần sở hữu của FI không quá 49% có thể được thành lập thông qua Giấy chứng nhận Đăng k Kinh doanh.
Ùn tắc giao thông tại các đô thị và cơ sở hạ tầng
Vấn đề ùn tắc giao thông vẫn đang trở nên ngày càng nghiêm trọng tại các thành phố lớn khiến cho việc đi lại của người dân và việc vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ trở nên ngày càng khó khăn.
Đề nghị Chính phủ thực hiện những giải pháp như xây dựng bãi đậu xe dưới l ng đất và hệ thống xe điện ngầm và hướng việc phát triển ra các khu vực ngoài trung tâm thành phố. Việc tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và khuyến khích phát triển thị trường bất động sản tại các khu vực mới này là đặc biệt quan trọng.
Cơ chế Phát triển Sạch (CDM)
Đã có tiến bộ nhỏ trong quy định liên quan đến các dự án Cơ chế Phát triển Sạch ("CDM") tại Việt Nam. Thông tư số 12 được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2010 hướng dẫn thủ tục cấp thư xác nhận, thư phê duyệt dự án theo Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.
Tuy nhiên cần lưu là hiện nay Thư phê duyệt chỉ c n hiệu lực trong v ng 24 tháng. Nếu nhà đầu tư không có được sự phê chuẩn của UNFCCC trong thời hạn đó thì nhà đầu tư phải một lần nữa thực hiện lại toàn bộ các thủ tục ở nước sở tại.
Đ án 30
Các thành viên của Nhóm SX & PP đã tích cực tham gia vào Đề án 30 cải cách hành chính của Chính phủ. Gần 4.700 thủ tục hành chính đã được đề cập đến trong hướng dẫn chi tiết của Văn ph ng Chính phủ. Các đề xuất cải cách đang được gửi cho các Bộ có liên quan xem xét. Nếu các Bộ phản hồi tích cực chúng ta sẽ chứng kiến những tác động đáng kể và toàn diện trong môi trường hành chính trong những tháng tới đây.
Trả lời của các cơ quan nhà nƣớc