Dự thảo Luật về Kiểm soát Giá

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 87)

Các nhà đầu tư đang quan ngại về vấn đề triển khai các hình thức kiểm soát giá hiện hành theo Thông tư số 122, có hiệu lực từ tháng 10 năm ngoái, và họ cũng lo sợ về khả năng sẽ có một Luật mới về Kiểm soát Giá.

Xu hướng này không những ảnh hưởng tiêu cực tới lập luận của Việt Nam rằng mình đang hướng tới một nền kinh tế thị trường và do đó nên được miễn khỏi tình trạng “kinh tế phi thị trường” mà Việt Nam đang phải chịu ở một số thị trường xuất khẩu mũi nhọn, mà thực tế là nó còn làm cho các áp lực về giá đối với các mặt hàng tiêu dùng mà Việt Nam muốn bảo hộ trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta đã chứng kiến các nhà đầu tư phải bỏ dở các dự án về xi măng và sữa của mình chỉ vì việc kiểm soát giá làm cho kết quả của các dự án đầu tư này trở nên quá khó lường. Giải pháp “bên cung” cho vấn đề tăng chi phí xi măng và sữa công thức là kích thích đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, và qua đó đưa nguồn cung dần cân bằng với lượng cầu ngày càng cao. Thông thường các nhà đầu tư không muốn thông báo với Bộ Kế hoạch Đầu tư khi họ quyết định không đầu tư vào Việt Nam, do đó bạn chỉ còn cách là tin lời chúng tôi, thuần túy dựa trên các bằng chứng tiêu biểu, rằng việc này rất có hại. Nếu việc này còn tiếp diễn thì sẽ khiến cho sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu ngày càng lớn và làm trầm trọng thêm áp lực về giá đối với thị trường thực.

Thêm vào đó, về mặt hành chính, việc phải đệ trình giá sản xuất đầu vào với tất cả các cấp thẩm quyền theo Luật mới thực sự vô l và lãng phí. Chúng tôi đề nghị cần xem xét kĩ lư ng vấn đề này và các khía cạnh khác của lĩnh vực luật pháp quan trọng này.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 87)