Trong khu vực ASEAN, Việt Nam phải cạnh tranh với những điểm đến du lịch hấp dẫn không kém khác như Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Philipin và Campuchia. Cảm nhận về Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch đã được cải thiện trong năm qua nhưng chủ yếu vẫn là nhờ kinh tế phục hồi và những hạn chế của những điểm đến ASEAN khác, nhất là vấn đề an ninh ở Thái Lan. Trong ngành vẫn tồn tại những vấn đề mang tính cơ cấu, đặc biệt là yếu kém về dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, những điểm đến khác đã và đang đầu tư vào hoạt động tiếp thị điểm đến, cũng như đồng loạt đăng quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc tế. Chúng tôi rất hoan nghênh nhà nước đã tổ chức cuộc thi sáng tác khẩu hiệu, thông điệp mới với mục tiêu quảng bá cho ngành du lịch và lựa chọn công ty Cowan Design và thông điệp “Việt Nam – sự khác biệt Phương Đông”, nhưng chúng tôi vẫn lo ngại rằng cho dù đã công bố những thông tin trên nhưng TCDL vẫn chưa chọn được một khẩu hiệu chính thức. Quyết định này được đưa ra dựa trên kiến đóng góp từ các cơ quan nhà nước liên quan và công chúng. Tuy vậy, khẩu hiệu này có lẽ chỉ nhắm đến du khách nước ngoài, có nghĩa là cần tham khảo cả các kiến phản hồi từ các chuyên gia nước ngoài chứ không chỉ các chuyên gia trong nước.
Chúng tôi cho rằng một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết yếu tố cảm nhận tiêu cực về Việt Nam trong tư cách điểm đến du lịch là cần tiếp tục chiến dịch quảng bá với sự phối hợp của
nhiều bên trên tầm quốc gia và quốc tế, trong đó có sử dụng khẩu hiệu, thông điệp “Việt Nam – sự khác biệt Phương Đông”. Chiến dịch quảng bá này cần tiếp tục nêu bật nét hấp dẫn của Việt Nam từ những di sản văn hóa phong phú, vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ như những bờ biển trải dài và con người thân thiện. Tuy tới nay một số thành công về mặt này đã đạt được ở tầm quốc gia và một phần ở tầm quốc tế nhưng chúng tôi xin lưu một lần nữa rằng chỉ cần đầu tư thêm với quy mô nhỏ cũng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn nhờ sự giới thiệu của du khách và cảm nhận tốt về Việt Nam. Chẳng hạn, cải thiện chất lượng du lịch bằng những biện pháp như tăng cường chiếu các đoạn phim về hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam, nêu bật nét đặc trưng văn hóa và con người trên mọi chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, hoặc xây dựng một đoạn phim chào đón du khách chiếu tại khu vực nhập cảnh, trong đó có hướng dẫn về thủ tục nhập cảnh, hải quan, đi lại.
Chúng tôi cũng xin lưu rằng ngành du lịch sẽ thành công khi được coi là một ưu tiên so với những lĩnh vực đầu tư khác như đầu tư vào xây dựng nhà ở và hiện đại hóa nông nghiệp. Bảo tồn di tích thường không được coi là một ưu tiên trong phát triển đô thị cho dù ở những khu đô thị mới vẫn c n nhiều đất đai chưa sử dụng. Du khách chỉ ở lại Việt Nam trong một thời gian tương đối ngắn. Tỉ lệ du khách trở lại c n thấp vì ở những điểm du lịch chính c n có quá ít dịch vụ giải trí hay tham quan. Việc cung cấp thông tin về các địa điểm du lịch thường chỉ thông qua Internet và nhiều khi rất khó tìm.
Cần lưu rằng trong những năm giữa thập kỷ 1980, Thái Lan đã thu hút được 5-6 triệu du khách nước ngoài mỗi năm và cho tới nay đã đạt đến con số gần 15 triệu du khách cho dù mới đây hình ảnh của nước này có bị ảnh hưởng đôi chút. Nhìn chung đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thể vượt qua con số 15 triệu của Thái Lan nếu dành nhiều đầu tư hơn nữa cho phát triển du lịch. Cũng cần lưu rằng một tỉ lệ lớn du khách nước ngoài đến Thái Lan là những du khách thường xuyên trở lại trong các kỳ nghỉ cùng gia đình hay để chơi golf, kể cả từ châu Á và các địa điểm ở xa khác.
Đ xuất
Chúng tôi đề nghị chọn khẩu hiệu “Việt Nam – sự khác biệt Phương Đông” cả trên thị trường trong nước và quốc tế để cạnh với các nước láng giềng ASEAN, là những nước đang có những chiến dịch thành công. Nếu TCDL muốn thu thập thêm kiến đóng góp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng thì cần hỏi kiến của các chuyên gia và những bên liên quan ở nước ngoài chứ không chỉ trong nước.
- Chúng tôi cho rằng ngoài những chiến dịch hiện đang triển khai, một chiến dịch “nụ cười” tại các điểm nhập cảnh sẽ là một giải pháp khác để tạo ấn tượng ban đầu tốt và tránh việc nhiều du khách cảm thấy không thực sự được chào đón ở Việt Nam. Với một đất nước đầy những con người nhiệt tình và mến khách, các nhân viên nhập cảnh cần luôn thể hiện một thái độ tích cực và hiếu khách.
- Chúng tôi cũng đề nghị chính phủ tăng thêm ngân sách cho các chiến dịch quảng bá du lịch đồng thời hợp tác chặt chẽ với những tổ chức du lịch/lữ hành tư nhân nước ngoài để ngân sách đó được sử dụng hiệu quả nhất.
- Chúng tôi đề nghị Việt Nam khuyến khích phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đồng thời, chúng tôi cũng cho rằng những chương trình quảng bá du lịch chất lượng cao và giá trị như trên nên được áp dụng cho toàn ngành, từ đó tạo thêm thu nhập, việc làm cho lao động trong nước tham gia vào ngành dịch vụ du lịch.
- Chúng tôi cũng đề nghị cải thiện chất lượng quy hoạch du lịch và các sản phẩm du lịch. Đặc biệt, nếu áp dụng được một mô hình khu vực về du lịch, vượt qua địa giới tỉnh, thành và chung sức phát triển sản phẩm thì sẽ khuyến khích du khách lưu lại lâu hơn cũng như quay trở lại thường xuyên hơn để tham quan những nơi khác trên đất nước.
- Đối thoại giữa nhà nước và tư nhân trong vấn đề quy hoạch và tạo điểm thu hút du khách mới là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chiến lược du lịch địa phương/vùng. Cần chú trọng phát triển thêm những điểm thu hút du khách mới như các điểm văn hóa, công trình thể thao hay phát triển thêm hình thức du lịch mạo hiểm. Thông tin về những điểm thu
hút du khách ở địa phương và trong vùng cần được phổ biến trên Internet để dễ dàng khoanh vùng và sử dụng như một công cụ quảng bá.