IV. Thảo luận tự do
B/ Dự thảo Nghị định Quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản
KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
- Nhận xét chung: hai Dự thảo có nhiều quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, đáp ứng yêu cầu và giải quyết những tồn tại trước đây.
Dự thảo Nghị định hƣớng dẫn Luật Khoáng sản
- Khái niệm quyền khai thác khoáng sản cần được làm rõ. Nội dung quyền đó gồm những gì, ví dụ: nhà đầu tư được sử dụng bất kỳ phương thức khai thác nào, có thể khai thác hoặc không khai thác, khai thác nhiều hoặc khai thác ít mà không bị bất kỳ ràng buộc, chi phối nào từ phía Nhà nước.
- Khoản 2 Điều 14 quy định điều kiện có kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản hiệu quả ít nhất là 5 năm. Đây chỉ nên là điều kiện ưu tiên chứ không nên là nguyên tắc lựa chọn.
- Công thức tính tiền cấp quyền khai thác:
o Điều 27 LKS quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định dựa vào giá, trữ lượng, chất lượng, loại hoặc nhóm khoáng sản và điều kiện khai thác. Như vậy trong các hệ số nêu trong công thức, thiếu hệ số về chất lượng khoáng sản. Nên thêm hệ số K4: 0,1 tới 1 thể hiện chất lượng khoáng sản.
o Các tỷ lệ và hệ số trong công thức tính quá cao. Mức phí cấp quyền khai thác cao cộng với thuế tài nguyên sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
o Trữ lượng đưa vào tính toán chưa chắc đã là sản lượng khai thác được trong thực tế. Vì vậy, căn cứ vào đó để tính tiền thu là chưa hẳn chính xác. Hơn nữa doanh nghiệp phải nộp số tiền lớn với tỷ lệ 3% - 5% tổng giá trị mỏ, nếu số tiền đó phải trả trước cho những gì chưa khai thác được thì sẽ là nghĩa vụ tài chính quá lớn.
- Quyền khai thác khoáng sản của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ như thế nào?
Dự thảo Nghị định đấu giá qu n khai thác khoáng sản
- Trong trường hợp khu vực đấu giá chưa được thăm d : Nếu doanh nghiệp đưa ra tỷ lệ trong đấu giá mà không tính tới sản lượng h a vốn sẽ rất khó phát triển lành mạnh công nghiệp khoáng sản. Cần thảo luận kỹ hơn.
Ông Nguyễn Hồng Hải – Công ty Duane Morris
Dự thảo Nghị định hƣớng dẫn LKS
- Điều 14: Khi đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư thường thành lập liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài; nếu áp dụng điều kiện tổ chức có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động khoáng sản hiệu quả thì sẽ loại trừ những doanh nghiệp có vốn nước ngoài đó. Vì vậy điều kiện này chỉ nên áp dụng đối với bản thân nhà đầu tư thành lập nên doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài không trực tiếp thành lập công ty tại Việt Nam mà họ sẽ thành lập các chi nhánh chuyên biệt (SPV) ở nước ngoài để đầu tư sang Việt Nam. Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thêm vấn đề này.
- Theo Dự thảo, thời gian lấy kiến cơ quan liên quan không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Như vậy các nhà đầu tư sẽ khó biết được sau bao nhiêu lâu hồ sơ được giải quyết.
- Hồ sơ có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện: Nếu gửi qua đường bưu điện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ra văn bản tiếp nhận hồ sơ không và việc quản l và theo dõi văn bản tiếp nhận hồ sơ này như thế nào? Làm thế biết được thời điểm nào hồ sơ được tiếp nhận và thời điểm nào bắt đầu tính thời hạn giải quyết hồ sơ?
Dự thảo Nghị định đấu giá qu n khai thác
- Khoản 2 Điều 16 dẫn chiếu tới Điều 36 của LKS, nhưng trong Điều 36 LKS không chỉ rõ điều kiện cần đáp ứng của doanh nghiệp đăng k tham gia đấu giá. Vì vậy các điều kiện đó cần được quy định rõ trong Nghị định; nếu không quy định này sẽ được diễn giải theo hướng nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khi muốn tham gia đấu giá; Trường hợp không trúng đấu giá, nhà đầu tư phải tốn thêm tiền và thời gian để giải thể doanh nghiệp này.
LKS cho phép nhà đầu tư nước ngoài nếu mở chi nhánh hoặc văn ph ng đại diện tại Việt Nam thì được tiến hành thăm d khoáng sản, mà theo Dự thảo Nghị định thì hiện nay, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế bởi họ phải thành lập pháp nhân trước mới được tham gia đấu giá. Điều này dường như mâu thuẫn với LKS.
- Thủ tục đấu giá: Nếu bước giá được áp dụng và khu vực đấu giá là khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư, sẽ có khả năng lớn là các nhà đầu tư đều trả mức giá cao nhất trong phạm vi bước giá cho phép. Hơn nữa, dự thảo lại quy định nếu sau 3 v ng liên tiếp mà mức giá cao nhất vẫn bằng nhau thì phiên đấu giá sẽ chuyển sang hình thức bốc thăm. Hình thức bốc thăm không đảm bảo được tiêu chí rõ ràng minh bạch bằng phương thức đấu giá. BST nên cân nhắc lại quy định về bước giá hoặc quy định rõ hơn nghĩa áp dụng của bước giá.
- Dự án không triển khai: Có cơ chế nào cho phép rút lại quyền đã cấp cho người trúng đấu giá và tổ chức buổi đấu giá khác nếu người trúng đấu giá không triển khai thực hiện dự án. Vì LKS chỉ quy định rút lại giấy phép thăm d và giấy phép khai thác. Nếu nhà đầu tư mới chỉ thắng đấu giá mà không triển khai thì họ có bị rút các quyền nhận được từ việc thắng đấu giá không.
Ông Đặng Dƣơng Anh – Luật sƣ Điều hành Công ty Vilaf
Dự thảo Nghị định hƣớng dẫn LKS
- Danh mục khoáng sản độc hại trong Dự thảo c n sơ sài, chưa có sự tham chiếu với định nghĩa về các chất, vật liệu độc hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam và quy định pháp luật khác.
- Cần có cơ chế bảo mật đối với kết quả hoạt động khoáng sản được báo cáo và các biện pháp khắc phục trong trường hợp thông tin bị tiết lộ. Chưa có quy định về quyền, thủ tục và lệ phí đối với các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng thông tin sẵn có về trữ lượng khoáng sản từ Cơ quan Nhà nước nhằm tiết kiệm chi phí thăm d khoáng sản ở các khu vực cụ thể.
- Điều 8.6 có đề cập tới quy hoạch khoáng sản và khoanh vùng khu vực đấu giá. Vậy khi nào thì quy hoạch khoáng sản và việc khoanh vùng khu vực đấu giá quyền hoạt động khoáng sản được hoàn tất trên phạm vi cả nước?
- Tại giai đoạn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, nhà đầu tư luôn muốn họ sẽ được cấp quyền ưu tiên thăm d khoáng sản tại khu vực mà họ đầu tư điều tra địa chất. Nếu khu vực đó lại được xác định (tại thời điểm đó hoặc sau này) là khu vực có đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thì quy định tại Điều 11 này sẽ không khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
- Điều 16.3(c) quy định thời gian lấy kiến các cơ quan có liên quan để cấp giấy phép thăm d khoáng sản không được tính vào thời gian cấp phép là 45 ngày. Với quy định như vậy, và với thực tế là thời gian cơ quan cấp phép lấy được kiến từ các cơ quan có liên quan thường kéo dài, Ban soạn thảo cần quy định rõ cả thời gian các cơ quan có liên quan phải cho kiến. - Chương IV – Quy định về thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản
o Chưa có cách xử l trường hợp nhà đầu tư được cấp phép hoạt động khoáng sản nhưng không tiến hành các hoạt động khoáng sản hoặc chỉ tiến hành các hoạt động khai khoáng tại một phần của khu vực được cấp phép.
o Chưa quy định cụ thể liệu nhà đầu tư có phải ký thỏa thuận thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất theo diện tích khu vực thực hiện hoạt động khai khoáng quy định trong Giấy phép Khai thác khoáng sản hay chỉ cần thuê đất cho phần xây mỏ và nhà máy chế biến. Giá thuê đất của từng khu vực cấp giấy phép khai thác khoáng sản được quy định cụ thể ra sao.
o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) một mặt phải xin cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư từ UBND Tỉnh, một mặt phải xin cấp phép khai thác khoáng sản tại Bộ TNMT. Điều này làm cho việc xin cấp phép của FIE trở nên phức tạp, thiếu nhất quán và tốn nhiều thời gian. Dự thảo Nghị định nên thống nhất hai quy trình đó tại cùng một cấp.
- Điều 34 – Công thức tính mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
o Q: Điều gì sẽ xảy ra nếu trữ lượng khoáng sản được dự đoán lớn hơn rất nhiều so với thực tế sau này khai thác được hoặc nhiều hơn so với khả năng con người có thể khai thác?
o K: Chưa tính đến hệ số các công nghệ tiên tiến hoặc các biện pháp khai thác khoáng sản thân thiện với môi trường cần khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng.
- Ưu tiên dành cho các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động khai thác khoáng sản
o Chưa chỉ ra liệu nhà đầu tư có giấy phép thăm d có được ưu tiên khai thác khoáng sản và xin cấp phép khai thác khoáng sản tại một khu vực nhất định hay không, cụ thể là tại khu vực đấu giá và khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
o Chưa xử l trường hợp liệu nhà đầu tư hiện hữu đang khai thác một loại khoáng sản cụ thể tại một khu vực cụ thể sẽ có quyền ưu tiên được thăm d và khai thác các loại khoáng sản khác tại khu vực đó hay không.
o Không có quy định nào đề cập đến quyền ưu tiên của các doanh nghiệp trong việc gia hạn các Giấy phép Thăm d và Khai thác khoáng sản hiện có của họ.
- Phê duyệt thiết kế mỏ khoáng sản và giấy phép xây dựng mỏ: Dự thảo chưa nêu nghĩa vụ và quy trình các doanh nghiệp phải chuẩn bị để duyệt thiết kế mỏ. Dự thảo nên quy định rõ Bộ Công Thương sẽ là đầu mối cho các nhà đầu tư xin phê duyệt thiết kế mỏ, thiết kế nhà máy khai thác khoáng sản và các phê duyệt này sẽ thay thế cho Giấy phép xây dựng.
- Nghị định cần quy định rõ có phải lập quỹ khôi phục môi trường không? Mức đóng góp vào quỹ là bao nhiêu? Cơ chế cho việc sử dụng nguồn quỹ này trong tương lai như thế nào để phục vụ mục đích khôi phục môi trường?
- Không có quy định nào về việc góp vốn vào một liên doanh dưới hình thức giá trị của Giấy phép Khai thác khoáng sản.
- Nghị định chưa quy định quyền hạn, l do, phạm vi, thủ tục và lịch biểu tiến hành các cuộc thanh tra không định kỳ của cơ quan có thẩm quyền thanh tra.
Dự thảo Nghị định đấu giá qu n khai thác
- Tiền đặt cọc để tham gia đấu giá có khung tương đối rộng, từ 1% đến 5%. Đề nghị quy định rõ hơn, 2% hoặc 3%.
Trả lời của Ông Phạm Ngọc Sơn – Vụ trƣởng Vụ Pháp Chế, Bộ TNMT
Dự thảo Nghị định hƣớng dẫn LKS
- Nghị định sẽ không nhắc lại những quy định mà Luật đã quy định rõ và khi đọc Nghị định nên tham khảo cùng với LKS.
- Công thức tính tiền cấp quyền khai thác là để áp dụng cho cơ quan nhà nước tính toán khi quyết định cấp quyền khai thác. Đây không phải là một loại thuế tài nguyên.
- Ghi nhận kiến về yêu cầu 5 năm kinh nghiệm hoạt động khoáng sản: Sẽ xem xét quy định nhà đầu tư (chủ doanh nghiệp) phải đấp ứng điều kiện gì thay vì áp dụng cho tổ chức.
- Thời hạn gửi hồ sơ: Nghị định không quy định vì điều này sẽ quy định sau ở thông tư.
- Ưu tiên trong điều tra cơ bản: Luật chỉ quy định người bỏ vốn được ưu tiên sử dụng tài liệu, nếu muốn quy định thêm là rất khó.
- Thiết kế mỏ, quỹ môi trường, góp vốn bằng giấy phép: Luật KS không bao trùm tất cả các lĩnh vực mà phải dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành khác. Ví dụ vấn đề k quỹ đã được quy định trong Luật Môi trường, quyết định của Thủ tướng, thiết kế mỏ được quy định trong Luật Xây dựng.
Dự thảo Nghị định đấu giá qu n khai thác
- Không nên nhầm lẫn giữa đấu giá quyền và đấu giá mỏ khoáng sản. Do vậy, khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhà đầu tư có quyền khai thác khoáng sản nhưng vẫn phải tuân theo các quy định của Luật.
- Các tỷ lệ và hệ số trong công thức tính tiền cấp quyền khai thác: đúng là cao, BST sẽ nghiên cứu lại để đảm bảo Nhà nước tăng thu và quản l được.