IV. Thảo luận tự do
B/ Dự thảo Nghị định Quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản
DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Quy định của nghị định dường như nhằm hướng tới những tổ chức cần tham chiếu đến nhiều loại quy hoạch. Chắc chắn sẽ phải có nhiều cuộc họp, và giả định rằng những cuộc họp này diễn ra hiệu quả và đạt được quyết định cuối cùng thì đây cũng sẽ là một quy trình rất mất thời gian và phiền phức đối với nhà đầu tư. Nếu khi sắp đạt được một quyết định mà quy hoạch thay đổi thì quy trình này sẽ bị kéo dài không biết đến lúc nào.
Trong luật mới hay Dự thảo Nghị định đều không nêu khái niệm quyền khai thác khoáng sản. Có thể quyền khai thác bao gồm cả giấy phép khai thác và giấy phép thăm d nhưng trong quy định không nêu rõ, dù cả hai thuật ngữ này đều được sử dụng nhiều lần trong Luật và Dự thảo Nghị định.
Sẽ là hoàn toàn hợp l nếu quy định nhà nước tổ chức đấu giá quyền khai thác tài nguyên nếu nhà nước đã đầu tư thăm d tài nguyên hay xác định tài nguyên thông qua đánh giá và tổng hợp kết quả đã có của các tổ chức khác thực hiện thăm d nhưng đã rời bỏ khu vực khoáng sản. Nhà đầu tư sẽ đ i hỏi được cung cấp số liệu chính xác và được tự đánh giá số liệu đó, nhất là các kết quả xét nghiệm và các tính toán về tài nguyên/trữ lượng trước khi tham gia đấu giá.
Không thể tổ chức đấu giá đối với những khu vực chưa được khẳng định là có tài nguyên, nói cách khác là khu vực thăm d , đặc biệt là khi cơ quan tổ chức đấu giá muốn định giá đối với trữ lượng tài nguyên.
Có thể nói Nghị định này đã đánh đồng quy định về giấy phép khai thác và giấy phép thăm d , và như vậy là thiếu thực tế.
Đối với dự án thăm dò
Làm thế nào xác định được Go khi chủng loại, phẩm cấp hay số lượng khoáng sản c n chưa được xác định? Làm thế nào xác định Q khi không có tài nguyên.
Làm thế nào để xác định K1 khi chưa có nghiên cứu tiền khả thi và chưa lựa chọn phương pháp khai thác.
Liệu ai là người sẽ đưa ra mức chào K2 hợp l khi chưa một yếu tố nào ở trên được xác định. Vì vậy, quy trình này sẽ không thể thực hiện được đối với khu vực thăm d .
Trong thời gian ở Việt Nam, tôi đã tham gia một số dự án sửa đổi, bổ sung luật ngay từ thời điểm ban hành Luật 1996. Tôi chỉ có thể kết luận rằng Chính phủ và các cơ quan quản l nhà nước về khung pháp l và cơ chế tài chính trong ngành khoáng sản hoặc là chưa hiểu hết nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài có mức độ hoạt động tinh vi và có năng lực kỹ thuật, cần những gì để ra quyết định đầu tư, hoặc là không muốn có sự tham gia, đóng góp của những nhà đầu tư này.
Xin được phép nhắc lại là những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm sẽ cần những yếu tố sau để ra quyết định đầu tư tại một quốc gia mới:
i. Có cơ chế trao quyền hoạt động khoáng sản và quy trình chuyển giao rõ ràng giữa quyền khảo sát (hoặc thăm d mức độ thấp), thăm d và khai thác, trong đó để được cấp quyền khảo sát thì cần đáp ứng được những quy định về môi trường, xã hội cần thiết.
ii. Có thể dễ dàng và nhanh chóng xác định khu vực cần thăm d ; cũng như có thể dễ dàng xác định được trữ lượng khoáng sản ở những khu vực cấm hay tạm thời cấm khai thác và/hoặc thăm d .
iii. Có quy trình cấp phép rõ ràng được điều tiết bởi các cán bộ có đủ năng lực và minh bạch, tốt nhất là nên nằm dưới sự chủ trì của một cơ quan.
iv. Có cơ chế tài chính ổn định và thực tế. Không đặt ra những quy định áp đặt về thuế khóa, tăng thuế tài nguyên hay các loại phí, thuế khác đối với dự án khi tiềm năng của dự án đã được thấy rõ.
v. Sau khi đã thực hiện đầu tư với rủi ro cao, tổ chức thực hiện thăm d thành công sẽ không bị tước mất cơ hội được khai thác trữ lượng khoáng sản đã xác định được, do bị nhà nước tiếp quản và đem đấu giá cho tổ chức khác bỏ thầu cao nhất.
vi. Trong nước có cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, bảo vệ quyền của nhà đầu tư;
vii.Trong quyền thăm d và khai thác quy định những điều khoản, điều kiện hợp l kèm theo để làm cơ sở thực hiện những công đoạn tiếp theo;
viii. Không có sự can thiệp bất hợp lý vào các dự án thăm d và khai thác khoáng sản và nhà đầu tư được quyền xác định sử dụng phương pháp gì và khi nào, cũng như thay đổi những phương pháp đó nếu cần mà không phải chịu sự can thiệp vô lý hay các thủ tục cấp phép bổ sung khác.
ix. Thủ tục được đơn giản hóa tối đa và bảo đảm hiệu quả, sự am hiểu trong những vấn đề cần xử lý.
Nếu áp dụng quy định như trong Dự thảo mới này thì không một yêu cầu nào ở trên sẽ được đáp ứng ở Việt Nam. Đây sẽ là điều đáng tiếc vì Việt Nam có tiềm năng tốt để thu hút đầu tư vào một số loại khoáng sản. Và nếu không có những điều kiện trên thì việc thu hút đầu tư để phát hiện và khai thác những loại khoáng sản này hoàn toàn không thể trở thành hiện thực.