19 Bà Phạm Liên Anh Điều phối viên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC
Trình bày Nhóm Công tác Giáo dục Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Một số vấn đề chung mà hầu hết các đại học tư thục ở Việt nam đều quan tâm hiện nay là việc các cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào việc kiểm soát hoạt động hàng ngày của trường đại học. Do vậy trong cuộc thảo luận sắp tới chúng tôi đề nghị tập trung vào các lĩnh vực cụ thể sau:
1. Kiểm soát công tác tu ển sinh
Thực tế hiện nay là các trường đại học tư phải xin Bộ GD&ĐT phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi khóa học. Thủ tục này rất phiền phức và các tiêu chuẩn do Bộ GDĐT ấn định để xác định chỉ tiêu tuyển sinh c n chưa hợp l , ví dụ như số lượng giáo sư, diện tích ph ng học v.v. Chúng tôi kiến nghị Bộ GD&ĐT áp dụng các phương pháp đã sử dụng tại nhiều nước phát triển, nơi mà cơ quan nhà nước không kiểm soát công tác tuyển sinh nhưng trong trường hợp một đại học nào đó cung cấp dịch vụ đào tạo kém chất lượng thì Bộ Giáo dục sẽ can thiệp và làm việc với trường đó để giải quyết vấn đề này.
Một số hướng dẫn của Bộ GD&ĐT hiện nay không mang tính thực tiễn, ví dụ qui định về việc trường phải có giáo sư để giảng dạy môn thiết kế thời trang ở bậc đại học. Ở các nước phát triển, một giảng viên thiết kết thời trang tốt thường chỉ có văn bằng đại học hoặc thạc sỹ và có đủ số năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành chứ không cần phải là giáo sư trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, những quy định mới ban hành gần đây của Bộ GD&ĐT (Quyết định 795/QĐ-BGDĐT ngày 27/2/1020 và Quyết định 795/QĐ-BGDĐT ngày 15/2/2011) hạn chế số lượng tuyển sinh mới của tất cả các trường chỉ được tăng thêm 5%-10% một năm là chưa hợp l . Chúng tôi đề nghị bãi bỏ hạn chế này, nhất là đối với các trường đại học tư thục.
2. Cấp phép chƣơng trình đào tạo
Thực tiễn hiện nay là phải xin phê chuẩn của Bộ GD&ĐT cho tất cả các chương trình đào tạo cũng thể hiện tinh thần kiểm soát thái quá của nhà nước. Chúng tôi xin kiến nghị nên để các trường đại học cung cấp chương trình đào tạo phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường lao động và gửi bản sao các chương trình đó tới cho Bộ là đủ. Bộ GDĐT sẽ chỉ can thiệp khi một trường nào đó không thực hiện đúng những gì đã cam kết với sinh viên.
Hiện nay, trong hầu hết các văn bản qui định về các thủ tục hành chính đều nêu rõ các qui trình và thời gian xử l Hồ sơ, tuy nhiên, trên thực tế, công tác xử l Hồ sơ vẫn c n nhiều chậm trễ, gây lãng phí về vốn và cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp không chủ động được trong kế hoạch nhân sự và tuyển sinh. Do vậy đề nghị công tác xây dựng văn bản cần đặc biệt lưu đến thời hạn xử l Hồ sơ và trách nhiệm của cơ quan đầu mối trong việc chậm xử l Hồ sơ. Đặc biệt, khâu xử l Hồ sơ thường kéo dài trong thủ tục lấy kiến giữa các đơn vị chức năng trong Bộ, nhiều lúc đơn vị hỏi kiến không biết đơn vị được tham vấn đã nhận được công văn hay chưa hoặc đang xử l Hồ sơ đến đâu.
3. Đi u kiện và thủ tục mở ngành
Hiện nay có một số điểm mâu thuẫn trong qui định về mở ngành giữa Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT (Thông tư 14)/ ban hành ngày 14/04/2005 và Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/01/2009 (Quyết định 07).
Theo Quyết định 07, các trường không chuẩn bị đủ điều kiện để được Bộ GD&ĐT cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh trong v ng hai (02) năm kể từ ngày thành lập thì có thể bị thu hồi Quyết định thành lập. Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 14 (khoản 2 điều 7) cho phép đại học hoặc cao đẳng do nhà đầu tư không phải là cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập trong 5 năm đầu hoạt động được hợp tác với một đại học hoặc cao đẳng nước ngoài có kinh nghiệm cung cấp chương trình đào tạo đã được kiểm định và giảng viên từ đối tác nước ngoài đó cho đến khi tự đảm bảo được việc xây dựng chương trình đào tạo được công nhận bởi một cơ quan kiểm định Việt Nam hoặc nước ngoài.
Chúng tôi thấy các qui định nêu trên tại Thông tư 14 là rất hợp l , vừa tạo điều kiện thực hiện xã hội hóa giáo dục, đảm bảo thời gian hợp l chuyển giao chương trình đào tạo và kỹ năng quản l chất lượng giáo dục quốc tế, đồng thời giúp các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian ổn định đảm bảo chất lượng chương trình giảng dạy. Do vậy, chúng tôi kiến nghị nên bổ sung vào Quyết định 07 qui định về mở ngành đối với các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, không do các trường đại học, cao đẳng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hướng như Thông tư 14, cho phép các cơ sở này trong 5 năm đầu hoạt động hoạt động trên cơ sở hình thức liên kết với trường đại học, cao đẳng có uy tín của nước ngoài, sau đó, được lựa chọn hoặc tiếp tục thực hiện chương trình liên kết hoặc sẽ được mở chính các ngành đã thực hiện liên kết nếu bên liên kết nước ngoài hoặc một cơ quan kiểm định nước ngoài có uy tín tiến hành kiểm định chất lượng. Trong thời gian tiến hành sửa đổi qui định trên, chúng tôi đề nghị Bộ GD&ĐT ra công văn hướng dẫn giải quyết các trường hợp thực tế đang vướng mắc đối với một số trường đã đi vào hoạt động.
3.2. Yêu cầu v ngành
Theo Thông tư 08/2011/TT-BGDDT ban hành ngành 17/02/2011 (Thông tư 08), khi mở ngành không có tên trong danh mục đào tạo cấp IV do Bộ GD&ĐT ban hành các trường phải trình bày luận cứ khoa học về ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của ít nhất hai (02) trường đại học đã kiểm định của nước ngoài.
Để tạo điều kiện cho các trường trong việc đưa ra những chương trình mới, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế, và nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp, chúng tôi xin kiến nghị cụ thể như sau:
Đối với các trường đang hoạt động theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sau khi hết thời hạn liên kết cho phép các trường này được tự mở các ngành theo chương trình tương tự theo thỏa thuận với đối tác nước ngoài. Điều này vừa bảo đảm chất lượng do chương trình đã được thẩm định và phê duyệt, tránh thủ tục hành chính rườm rà, đồng thời đảm bảo tính ổn định trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu và công tác giảng dạy của nhà trường;
Do các Đại học danh tiếng ở nước ngoài thường có xu hướng tìm ra những thế mạnh đào tạo riêng trong từng lĩnh vực để xây dựng thương hiệu và uy tín, nên chúng tôi kiến nghị trường hợp tên ngành chưa có trong danh mục giáo dục Đào tạo thì chỉ cần tham khảo chương trình đào tạo của một trường đại học đã được kiểm định chất lượng, đồng thời kèm theo với những giải trình về tính phù hợp của chương trình với điều kiện thực tế của Việt Nam.