Sản xuất & Phân phố

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 82 - 83)

Báo cáo của Nhóm Sản xuất & Phân phối Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 05/2011

BÁO CÁO CỦA NHÓM CÔNG TÁC SẢN XUẤT & PHÂN PHỐI

Người trình bày Fred Burke Trưởng Nhóm Công tác Sản xuất & Phân phối

Kính thưa các vị đồng chủ tịch, quý ông, quý bà và các vị khách quý,

Thay mặt cho Nhóm Công tác Sản xuất & Phân phối, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với sự tham gia và ủng hộ nhiệt thành liên tục của quý vị đối với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (“DĐDNVN”).

Việt Nam và những lĩnh vực thương mại, sản xuất của mình đã đối mặt với những thử thách bên trong cũng như bên ngoài trong v ng sáu tháng trở lại đây xét trên khía cạnh áp lực lạm phát, áp lực tiền tệ, những khó khăn và thiếu thốn tiếp diễn về mặt nhân lực lao động và cơ sở hạ tầng. Những tác nhân bên ngoài như giá năng lượng và vật tư cao, sự suy yếu tiếp diễn tại một số thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng gián tiếp của thảm họa ở Nhật Bản và các tác nhân khác đã cùng đóng góp cho những khó khăn mà chúng ta gặp phải. Chúng tôi rất vui vì hôm nay có được cơ hội thảo luận những vấn đề này một cách thẳng thắn trong nỗ lực chung nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả. Xét về tổng thể, khi nhìn vào những áp lực về lạm phát và tiền tệ, những phản ứng của chính Chính phủ đối với những áp lực này đã được tính toán và rất thực tế, giúp duy trì sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm của các nhà sản xuất và phân phối những người có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo thêm việc làm mới và đóng góp thêm nguồn thu từ thuế cho Nhà nước, đây là một vấn đề đáng quan ngại vì quá tập trung vào việc hạn chế “cầu” hơn là khuyến khích “cung”.

Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường khi mà những nhà sản xuất quốc tế đang cần tìm một ngôi nhà mới để thiết lập những nhà xưởng của tương lai và chúng ta có thể nắm lấy cơ hội này hoặc để tuột mất nó. Tiếp bước thành công đầu tư của Intel, những công ty toàn cầu hàng đầu như First Solar và Nokia đã thực hiện những quyết định chiến lược để đầu tư vào Việt Nam như một căn cứ sản xuất- chế tạo đầy cạnh tranh cho tương lai. Đây là những quyết định sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm chất lượng cao và nguồn thu xuất khẩu lớn.

Nhưng một vài chính sách gần đây, với mục đích điều chỉnh những vấn đề ngắn hạn lại đang tạo ra những vấn đề dài hạn. Có một thực tế là nhiều áp lực lạm phát là do những tác động kinh tế vĩ mô toàn cầu vượt quá tầm kiểm soát của Việt Nam, chỉ số tăng trưởng tụt lại so với chỉ số lạm phát do đó kết quả thu nhập thực đối với nhiều người sẽ không khả quan như những năm về trước trừ khi tăng trưởng vẫn giữ được tốc độ như trước. Thay vì cố gắng ghìm giữ giá và lãi suất bằng các chính sách pháp luật, chúng tôi đề xuất một số cách thức theo hướng “cung” để đáp ứng được nhu cầu tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân và giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập ở mức trung. Một số biện pháp liên quan được trình bày dưới đây.

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 82 - 83)