Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 25 - 29)

Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực từ phía Chính phủ nhằm cắt giảm và tinh giản thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chúng tôi cũng quan ngại về việc liệu các thủ tục hành chính cũ có đơn thuần được thay thế bằng các thủ tục hành chính mới hay không.

Cụ thể, chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ đang đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề lạm phát, việc mất giá của đồng tiền và sự mất cân bằng cán cân thương mại – tuy nhiên, có một số biện pháp dường như chỉ đang chống lại được các triệu chứng, chứ không thực sự tìm ra được cách chữa trị. Ví dụ như đối với các biện pháp kiểm soát giá, cấp phép nhập khẩu tự động, danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu – tất cả các biện pháp này đang phản tác dụng khi làm cho nền kinh tế và môi trường kinh doanh trở nên kém minh bạch và kém hiệu quả hơn.

Việc cắt giảm các thủ tục hành chính được trông đợi là sẽ mang lại một nền kinh tế hiệu quả và năng động hơn (trong cách mà hàng hóa và dịch vụ được cung cấp), việc mà chúng tôi tin rằng cuối cùng sẽ mang lại nhiều đầu tư hơn, chi phí giảm xuống, giá cả cạnh tranh và tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Do vậy, chúng tôi mong Chính phủ tiếp tục quá trình cắt giảm các thủ tục hành chính (và đồng thời không đưa ra các biện pháp phản tác dụng).

* * *

Thay mặt cho Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành của chúng tôi tới những người tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vì đã cho chúng tôi cơ hội này để phản ánh và tiếp cận những tiến triển diễn ra trong hơn sáu tháng qua, và đặt ra một vài ưu tiên cho sáu tháng tới. Chúng tôi rất mong đợi cơ hội được làm việc cùng với các bạn để giải quyết những vấn đề này và đưa Việt Nam lên nấc thang mới trong sự phát triển kinh tế-xã hội của mình.

THAM LUẬN CẢM NHẬN MÔI TRƢỜNG KINH DOANH

Tham luận gửi Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Hà N i 27/05/2011

Trình bày Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội

Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội, một tổ chức xã hội nghề nghiệp với gần 1000 hội viên, vừa tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ V, chúng tôi tự hào đã tham gia VBF từ những ngày đầu tiên, đã liên tục đóng góp và phát biểu kiến tại các kỳ diễn đàn, đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các nhà tài trợ, đã thấy những kiến của mình nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các nhà lập pháp, hoạch định chính sách, tạo điều kiện thay đổi tích cực môi trường kinh doanh trong thập kỷ vừa qua.

Chúng tôi hết sức quan ngại về điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay, khi mà lạm phát tăng cao, dẫn đến chính sách tiền tệ thắt chặt, trong khi thâm hụt ngân sách, nhập siêu vẫn tiếp diễn. Điều quan trọng hơn là người dân, người lao động, người tiêu dùng và các doanh nghiệp đang cảm thấy mất l ng tin vào đồng nội tệ, vào chính sách quản l tiền tệ, ngoại hối, tài chính, ngân hàng hiện nay.

Tăng trưởng có thể vẫn có (trên 6%) do nhu cầu vẫn đang bùng nổ, nhưng đầu tư trung và dài hạn cho sản xuất, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực thì bị chững lại trông thấy. Tình trạng đời sống người lao động khó khăn, mất an ninh xã hội, tội ác đang gia tăng trở lại. Năng suất và sản lượng không có biện pháp vĩ mô hỗ trợ để cải thiện, đó là những yếu tố khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế đang giảm sút. Đồng tiền đã bị phá giá so với USD nhưng tăng trưởng xuất khẩu không đáng kể bởi nhiều yếu tố đầu vào như xăng, dầu, điện, nhân công, thực phẩm đã tăng quá mức. Các kiến của doanh nghiệp được tổng hợp thêm dưới đây:

1. Khi đồng vốn hạn hẹp, nhiều DN trong nước đang muốn bắt tay để thu hút vốn từ bên

ngoài nhưng hiện tại thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các Doanh nghiệp trong nước không thể thực hiện một cách triệt để và nhất quán trong phạm vi toàn quốc bởi sự không rõ ràng, chi tiết và chồng chéo của các quy định. Cần thiết phải nghiên cứu để hoàn thiện một trong các văn bản hiện hành, có thể là NĐ-102 hoặc NĐ-108 mới, để đảm bảo tính thực thi.

2. Nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi c n cạnh tranh và

chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao, trong khi chỉ số ICOR lại chỉ ra mức độ kém hiệu quả cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu m cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng không hẳn chỉ là DN tập đoàn tổng công ty nhà nước mà có cả các tập đoàn tư nhân.

3. Các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là

đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn.Không ít trong số họ chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài sản (bất động sản, ngân

hàng, chứng khoán ...) hay tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ không phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dẫn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày.

4. Sự lãng phí, tệ quan liêu, tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn thiện lệch

cho các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả c n dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại (siêu xe ô-tô, nhà siêu sang… có thể bằng giá trị cả một nhà máy của doanh nghiệp vừa và nhỏ) cộng với việc định giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày một căng thẳng hơn.

5. Việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn tăng cao

làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút kể cả nội địa và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn hình thức OEM gần như toàn bộ sản phẩm tiêu dùng tại các nước láng giềng, sau đó dán nhãn, marketing, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ tại Việt nam khiến nền doanh nghiệp, công nghiệp non trẻ của chúng ta có nguy cơ trở thành những con rối đất sét cho những nền kinh tế lớn.

6. Chính phủ đã có nghị quyết 11 dược các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao trong khâu

quyết định song nhưng tác dụng của nó chỉ đến 1 nửa, d ng vốn cần cho SXKD và SME vẫn không được nắn đúng, khu vực phi sản xuất vẫn tiếp tục lấn sân, lạm phát và lãi suất tăng cao càng lúc càng chất gánh nặng lên vai SME vốn đã hết khả năng từ 2 năm trước và gần 1 năm qua chưa lúc nào lãi suất giảm xuống như kỳ vọng trong chính sách của CP, vậy có thể nói chính sách chưa đúng? Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có quan hệ khăng khít với nhau đang nhấn chìm rất nhiều tài nguyên mà đáng nhẽ ra công nghiệp phải được tiếp nhận từ nguồn lực dồi dào trong dân. Các tổ chức tài chính, ngân hàng vừa mới mạnh lên nhờ tiết kiệm của người dân, nhu cầu tín dụng cho sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức mua của người tiêu dùng nhưng lại đang tỏ ra thao túng, trục lợi trong khó khăn chung của nền kinh tế.

7. Ngay sau nghị quyết 11 là quyết định 12 của Thủ tướng về hỗ trợ các SME trong ngành

công nghiệp phụ trợ nhưng tất cả các nội dung đều dẫn chiếu những văn bản cũ và thật khó để quyết định 12 của CP đi vào cuộc sống của SME mặc dù các doanh nghiệp đã rất quan tâm đến quyết định này của thủ tướng và hiểu sâu sắc rằng Thủ tướng đang rất quan tâm đến mình. Rất nhiều doanh nghiệp đang tích cực xây dựng năng lực công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp năng lượng, ô tô, điện tử nhưng chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích nào, do vậy số lượng và tính bền vững của lĩnh vực quan trọng này sẽ bị đe dọa.

8. Với gần 90 triệu dân, Việt nam đã thành công trong phát triển nông nghiệp, tuy nhiên quá

trình phát triển bừa bãi các khu công nghiệp, đô thị đang làm hẹp dần đất nông nghiệp, trong khi các thành tựu về xóa đói giảm nghèo vẫn c n chưa chắc chắn. Chính phủ cần tích cực triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề “tam nông”. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán do phát triển thủy điện tại các nước láng giềng quá mức đang khiến cho nguy cơ mất mùa của nhiều địa phương đồng bằng và duyên hải tăng nhanh. Khoa học kỹ thuật cần phát triển để tìm ra giải pháp đối phó, bảo vệ thành quả của hơn 20 năm đổi mới.

9. Chưa bao giờ Việt nam lại có cơ hội phát triển đầu tư ra nước ngoài như bây giờ, các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar c n nhiều dư địa phát triển nông nghiệp, có thể hợp tác với Việt nam là nước có khoa học, công nghệ, nhân lực kỹ thuật cao để phát triển

các vùng trồng cây lương thực lúa, ngô, đậu, trồng cây công nghiệp cao su, café, vùng nuôi hải sản… nhằm giải quyết an ninh lương thực cho chính chúng ta, đồng thời có thể xuất khẩu sản phẩm đến thị trường nước thứ 3 mà Việt nam đã thiết lập quan hệ thương mại. 10.Người Việt nam hiện nay đang tiêu quá nhiều tài nguyên vào học tập, chữa bệnh tại 1 nước

ngoài, liệu Chính phủ đã phải quan tâm đến điểm dừng cho vấn đề này chưa trong khi cơ hội để khuyến khích đầu tư vào giáo dục, chữa bệnh chất lượng cao chưa được chính phủ quan tâm thỏa đáng. Việt nam thực tế đã có 1 lực lượng cán bộ chuyên môn, cán bộ quản l được đào tạo bài bản từ nhiều quốc gia phát triển, đủ khả năng để thiết lập các cơ sở dịch vụ cao cấp trong nước tiết kiệm nguồn nhập siêu dịch vụ.

Chúng tôi muốn chung tay với Chính phủ để chống lạm phát, duy trì và quyết tâm đầu tư phát triển doanh nghiệp, ổn định nguồn việc làm, bảo vệ người lao động, tham gia công tác mang tính trách nhiệm xã hội nhưng Chính phủ cần trước tiên thể hiện sự gương mẫu trong việc tiết kiệm chi tiêu công, dừng ngay các hoạt động trợ giúp thiếu công bằng đối với doanh nghiệp Nhà nước, mở cơ hội cho tư nhân tiếp cận với các nguồn vốn phát triển, vốn ODA, nâng cao năng suất làm việc và tính trách nhiệm trong các cơ quan công quyền, quản l nhà nước, quản l kinh tế.

Chƣơng II

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)