BẢN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 122 - 126)

IV. Thảo luận tự do

BẢN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

B/ Dự thảo Nghị định Quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản

BẢN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

BẢN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN KHOÁNG SẢN

Tháng 04 năm 2011

Jennifer Cook Clark, J.D., LL.M Chuy n gia Tư vấn Pháp uật Khoáng sản Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Dự thảo Nghị định Quy định Đấu giá Quyền Khai thác Khoáng sản (dưới đây gọi tắt là "Dự thảo Quy định Đấu giá") theo Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được xem xét dưới góc độ mức tương đồng với các thông lệ quốc tế ở các nền kinh tế có nền khai khoáng phát triển. Sau khi xem xét có thể kết luận là nhìn chung Dự thảo Quy định Đấu giá vẫn chưa tương đồng với một số khía cạnh quan trọng trong thông lệ quốc tế. Trước hết, vẫn cần xem xét nghiêm túc liệu có nên sử dụng đấu giá đối với quyền khai khoáng hay không. Tuy vậy, các nhận xét trước kia về lí do khiến việc đấu giá quyền khai khoáng vẫn chưa phát triển hiệu quả được các nguồn khoáng sản và do đó chưa được áp dụng ở các nền kinh tế có ngành khai khoáng phát triển nhất sẽ không được đề cập lại. Không may, Dự thảo Quy định chưa giải quyết hoặc cải thiện được các nguyên nhân khiến việc đấu giá quyền khai khoáng chưa được sử dụng thường xuyên ở môi trường quốc tế.

Có lẽ vấn đề nghiêm trọng nhất với Dự thảo Quy định Đấu giá là việc đấu giá liên quan tới sự tương quan giữa trữ lượng dự tính (do chính phủ đề ra) với khối lượng đấu giá và "khối lượng thắng đấu giá" (đề cập dưới đây). Có hai loại hình đấu giá được đề cập - một là ở nơi việc thăm d chưa được tiến hành và hai là ở đã được tiến hành. Với trường hợp chưa triển khai thăm d , giá ban đầu được xác định ra sao vì không ai biết trước về khoáng sản cũng như về trữ lượng. Thậm chí ngay trong trường hợp đã có thăm d thì hầu hết các công ty quốc tế cũng không chấp nhận điều này trừ phi mức giá chào quá thấp và trữ lượng quá dồi dào đến mức hầu như không có rủi ro trong việc hoàn vốn và thu lãi.

Việc ước tính trữ lượng được các nhà địa chất và kinh tế học khoáng sản nhất trí trên bình diện quốc tế là một trong những việc khó và nhạy cảm nhất của địa kinh tế học Với bất kỳ loại khoáng sản chủ yếu nào, việc này đ i hỏi phải có mô hình máy tính địa chất và thống kê địa chất hàng đầu (mà liên tục được nâng cấp để xử l thông tin và dữ liệu mới có được.) Hầu như không có một công ty quốc tế nào sẽ chấp thuận một ước tính trữ lượng nào (dưới bất kỳ dạng nào trừ loại khoáng sản bề mặt đơn giản nhất) do chính phủ đưa ra hoặc sau một quá trình tính toán mà không sử dụng các chuẩn riêng của công ty đó. Lịch sử đã nhiều lần cho ngành khai khoáng quốc tế thấy (ví dụ, vụ bê bối Busang ở Inđônêxia) là việc thăm d , dữ liệu, kết quả và phân tích của người khác nếu tốt thì là không đáng tin cậy, c n tệ hơn thì chỉ là giả mạo và gian dối. Ở đây không có một sự bảo đảm nào về cách ước tính trữ lượng cũng như độ chính xác của nó. Trên thực tế, những cách thức rất khác nhau trong việc ước tính trữ lượng (một phần dựa vào giá nguyên liệu mà lại thường xuyên thay đổi) và cách mà chính phủ ở đây đề xuất ước tính trữ lượng (và sau đó là giá đấu giá) gần như đảm bảo chắc chắn là ước tính trữ lượng sẽ được coi là không chính xác. Về sâu xa, quy trình xây dựng giá đấu giá ban đầu và ước tính trữ lượng không tương đồng với thông lệ quốc tế đối với khoáng sản sẽ là trở ngại đối với luồng vốn đầu tư từ các công ty quốc tế và cần được cân nhắc.

Thứ hai, Dự thảo Quy định Đấu giá c n chung chung và thiếu sự bảo đảm trên thực tế và về mặt hành chính cơ bản đối với tính công bằng để có thể hấp dẫn các công ty tầm c thế giới. Ví dụ, các quy định đấu giá quốc tế về dầu và khí mà đã được áp dụng rộng rãi (xem nhận xét ở trên) thường rất chi tiết và thiết kế để đảm bảo việc đấu giá là công bằng cho tất cả các công ty tham gia. Do đó, hầu hết các công ty sẽ coi các quy định về đấu giá trên là một biện pháp nữa để tìm kiếm lợi nhuận của một chính phủ c n chưa hiểu nhiều về lĩnh vực này trên tầm quốc tế hơn là một nỗ lực mang

tính thực tế để thu hút các công ty hàng đầu thế giới tham gia khai khoáng và mang lại cho đất nước này một loạt các cơ hội phát triển và sự bảo đảm về môi trường mà chỉ có các công ty đó mới có hy vọng mang lại được.

Như đã nêu ở trên, những lo ngại trên c n xuất phát từ thực tế rằng các dự án khai khoáng lớn với chất lượng cao đều được thực hiện với sự gọi vốn từ thị trường quốc tế. Các vần đề như việc xây dựng giá đấu giá ban đầu, các thời hạn cấp phép tùy tiện áp đặt lên các đơn đấu giá và yêu cầu các bên đấu giá phải dựa vào kết quả thăm d của các đơn vị khác (hoặc không có luôn) trong Dự thảo Quy định Đấu giá là rủi ro quá cao đối với giới ngân hàng quốc tế và là trở ngại đối với các công ty có uy tín trên thị trường quốc tế khi đấu giá.

Các vấn đề cụ thể khác mà c n chưa rõ bao gồm:

1. Trong khoản 2(1), việc một công ty đấu giá đủ điều kiện sẽ được ủy ban đấu giá "chọn" thay vì thắng vì đáp ứng tốt nhất các điều kiện đấu giá là mâu thuẫn. Xem thêm ở điều 10(2). Các yêu cầu thẩm định tiền đăng k là rất không rõ ràng. Liệu các công ty đấu giá có phải nộp thông tin bảo mật hoặc quan trọng về việc đấu giá của họ trước khi diễn ra đấu giá - xem điều 15 và 16? Đây có thể sẽ là rắc rối lớn. Ở các quốc gia bao cấp khác, các công ty đã nộp thông tin quan trọng của mình thường bị các ứng viên khác sao chép lại (VD, Lào, các quốc gia cộng h a ở Trung Á.) Trong Dự thảo Quy định Đấu giá không có gì đảm bảo giải quyết lo ngại này.

2. Ở điều 2(3), khi nào thì giá được điều chỉnh? Trước khi đấu giá? Mức chỉnh thế nào và trên cơ sở gì?

3. Ở điều 3(1), có quy định nào về "đấu giá tài sản" và nó liên quan thế nào tới đấu giá quyền khai khoáng?

4. Ở điều 3(2), liệu có phải việc ghi chi tiết "việc tiết lộ, tính vô tư, công bằng và việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên đấu giá" sẽ được đảm bảo thực hiện, là mục đích của các quy định này?

5. Ở điều 3(3), liệu những người đó có nên là "đại diện được xác nhận?"

6. Ở điều 4, vui l ng xem những nhận xét ở trên về việc sử dụng các ước tính trữ lượng của chính phủ làm căn cứ tính giá đấu giá ban đầu. Việc tính tỉ lệ phần trăm trong văn bản đi kèm được thực hiện như thế nào hoặc vì sao hoặc liệu đó chỉ là con số tùy tiện vẫn c n chưa rõ.

7. Ở điều 5, mục đích của việc đặt cọc dựa trên phần trăm số tiền đấu giá ban đầu là gì? Vì sao việc áp dụng một mức phí cố định (danh nghĩa) để đảm bảo sự nghiêm túc và thiện chí của bên đấu giá là chưa đủ? Nếu không, lần nào cũng sẽ phải thiết lập một mức giá riêng.

8. Ở điều 6, các điều kiện để hoàn phí là quá khắt khe.

9. Ở điều 7, các yêu cầu về thời gian không có nghĩa. Việc thắng đấu giá chẳng lẽ lại không dẫn đến việc cấp phép thăm d ? Nếu không thì việc gì phải có việc tiền thẩm định năng lực các bên đấu giá? Cũng vậy, tại sao thời gian xin cấp phép khai khoáng chỉ là 6 tháng? Giả sử, một công ty phải thực hiện rất nhiều việc sau khi thắng đấu giá để thăm d thêm, nghiên cứu khả thi và huy động vốn. Đối với một dự án khai khoáng lớn thì một năm là quá ngắn. Điều khoản này cũng đặt ra một câu hỏi quan trọng về việc làm sao có thể đưa ra mức giá ban đầu cho một khu vực mà chưa từng được thăm d và vì thế không có thông tin về trữ lượng?

10. Tại điều 9, những người không được tham gia tối thiểu phải là tất cả các thành viên trực tiếp trong gia đình hoặc gia đình vợ/chồng. Ngoài ra, Vinacomin, các cơ quan nhà nước và quân đội thì sẽ theo quy định nào?

11. Ở điều 11, có vẻ không phải tất cả các thành viên của UB Đấu giá đều là chuyên gia về khai khoáng. Điều đáng lo ngại là nếu có quá nhiều người không chuyên về khai khoáng trong UB thì UB này sẽ dễ bị chính trị hóa và thao túng.

12. Có vẻ như chưa có một thủ tục cho phép người ta có thể yêu cầu xem lại tính công bằng của quy trình này. Chỉ có 1 đề cập duy nhất ở điều 12(2) - sự giám sát chưa đầy đủ để UB có thể điều tra các khiếu nại đối với các hoạt động của chính UB.

13. Liệu Kế hoạch Phân vùng Khai khoáng đề cập ở điều 13 sẽ là một văn bản công khai mà ai quan tâm cũng có thể tiếp cận? Nếu không, khi việc đấu giá không được thông báo rộng rãi và thông tin về việc tham gia lúc nào, ra sao không dễ tiếp cận thì việc hút đầu tư sẽ khó khăn.

14. Những thông tin cho các đối tượng ở điều 14 có thể tiếp cận là quá chung chung. 15. Tại điều 13 và 14, thiếu thông tin về cách và nơi mà các bên tham gia đấu giá và cá nhân có thể tiếp cận thông tin về đấu giá. Nhìn chung, các quy định cần có các điều khoản về khoảng thời gian và địa điểm mà thông tin về cuộc đấu giá sẽ được công bố trước. Khoảng thời gian 30 ngày trong điều 14 là không đủ để đấu giá những khu vực có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt khi mà một công ty phải đăng k trước 7 ngày. Thêm vào đó, lịch trình trong điều 22 có vẻ không nhất quán với con số 30 ngày nói trên, lộn xộn. Quy định trong điều 16(3) rằng thông báo đó sẽ cho biết về thời gian và địa điểm của cuộc đấu giá có vẻ diễn ra sau sự kiện. Thông tin này cần được công bố trước khi nhận đơn đăng k . Thông báo và giấy mời khác nhau thế nào? Những đơn vị không đăng k có được mời không?

16. Tại điều 17, việc hạn chế thông tin là để làm gì? Không c n thông tin gì là chưa được nộp cho UB Đấu giá (về tài chính, khả năng kỹ thuật, v.v...) chỉ c n vấn đề liệu mức phí đấu giá có thể được điều chỉnh không? Ở điều 17(3)(d), các quy định được xây dựng với mục đích là để gây khó cho việc hối lộ và thông đồng. Với những nhận xét ở trên về các khiếm khuyết trong các tiêu chí tiền đăng k và lựa chọn, có vẻ khó mà ngăn chặn được việc thông đồng và các vấn nạn khác. Các quy định này chưa đủ chi tiết và rõ ràng, c n thiếu sự bảo đảm cho thông tin mật, các tác động chính trị chưa được ngăn ngừa và cũng chưa có các biện pháp hành chính độc lập cho giai đoạn sau đấu giá để tránh các vấn đề mà đấu giá thường gặp phải.

17. Ở điều 18, các tài liệu đấu giá liệu có được lưu lại? Việc nhận đơn đấu giá diễn ra thế nào? Các bên tham gia đấu giá có bao nhiêu thời gian để nộp hồ sơ dự Thủ tục "bỏ phiếu" cần được ghi chi tiết hơn.

18. Tại điều 19, báo cáo đấu giá được công bố khi nào, ở đâu? Liệu có một thủ tục hành chính để các bên đấu giá nếu cho rằng việc đấu giá đang không diễn ra như quy định có thể phản đối? Ở điều 19(2) những loại giấy phép đó liên quan thế nào tới giấy phép hoạt động? Các loại giấy phép khác (nước, điện, v.v...) để hoạt động thì sao? Đơn vị đấu thầu tự lo cũng như một phần của khoản phí đã thanh toán?

19. Tại điều 20, việc thắng đấu giá chính xác sẽ mang lại cái gì? Ngôn từ ở đây mơ hồ và các thuật ngữ khác nhau được sử dụng tại các điều khoản khác nhau. Công thức đưa ra không giống bất kỳ công thức nào được biết đến trước đây trong lĩnh vực này và cực kỳ có vấn đề. Các bên tham gia làm sao có thể biết được hoặc hiểu được các biến số đó. Ví dụ, các con số của một phương thức khai khoáng được đánh giá thế nào nếu bên tham gia không thể tự thăm d và thử nghiệm phân tích

cho dự án Làm sao có thể tính được cho một khu vực mà chưa được thăm d ? Các con số đó liên quan thế nào tới con số thắng đấu giá - con số đương nhiên chỉ hướng tới giá trị cao hơn để có thể thắng? Con số đấu giá có bù trừ G không? Các con số đó liên quan thế nào tới tiền thuê mỏ và thuế? Các con số đó có thể được tách bạch khỏi tiền thuê mỏ hay thuế không?

Như đã đề cập, có rất nhiều vấn đề trong Dự thảo Quy định Đấu giá này. Không may, kết luận thực tiễn duy nhất mà một nhà quan sát độc lập có thể rút ra sau khi xem xét là dự thảo này chưa cân nhắc nghiêm túc tác động của nó lên khả năng hút đầu tư quốc tế vì có quá nhiều dấu hỏi, quá nhiều điều khoản mơ hồ và quá nhiều mức phí và khoản tiền được áp đặt mà không hề tham khảo gì đến tác động lên mức Thuế suất Hiệu quả (ETR) (đã được bàn trong các tài liệu nhận xét trước) của các đối tác mong muốn tham gia khai khoáng ở Việt Nam.

Góp ý Dự thảo Nghị định về Đấu giá Quyền Khai thác Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 05/2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo Hội Nghị Giữa Kỳ Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ (Trang 122 - 126)