Hiện nay, chỉ những người có hộ chiếu ASEAN mới được miễn thị thực trong v ng 30 ngày trở xuống và chỉ những người có hộ chiếu của Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc và Nga là được phép nhập cảnh và lưu lại Việt Nam trong v ng 15 ngày không cần thị thực. Như vậy, hầu hết mọi du khách đều phải xin cấp thị thực. Nhưng thủ tục xin cấp thị thực vào Việt Nam thường là một trở ngại đối với nhiều du khách. Nhiều khi các sứ quán/lãnh sự quán không cung cấp đủ thông tin cũng như quá trình xử l thủ tục c n nhiều khó khăn và tốn thời gian. Chúng tôi được biết có những sứ quán phải mất tới hàng tuần mới trả lời email của những người xin hướng dẫn thông tin. Nói chung, các quy định về thị thực vẫn là một trở ngại lớn, đặc biệt là đối với những du khách đột xuất. Do c n tồn tại cơ chế cấp thị thực quan liêu, nặng hình thức và thời hạn giải quyết không chắc chắn nên du khách không thể đột xuất đến du lịch tại Việt Nam mà thay vào đó quay sang đi nghỉ cuối tuần tại Phuket, Bali, Bocaray, Macao và Singapo.
Chúng tôi cho rằng hiện vẫn c n một số sự hiểu lầm nghiêm trọng về mục tiêu thực sự cần đạt được. Những người gặp trở ngại này là du khách ngắn ngày đột xuất muốn tìm nơi nghỉ ngơi cuối tuần, thư giãn một vài ngày hay đi chơi golf. Đây là những điều khó thực hiện nếu phải xin thị thực. Đây chính là một thực tế đối với những người nước ngoài sống và làm việc ở những nơi như Hồng Kông, Singapo, Thái Lan và Malaysia, chủ yếu là những du khách thuộc dạng cao cấp, có mức chi tiêu cao. Tuy trường hợp tối ưu là không phải nộp lệ phí thị thực nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng có một số l do tài chính của việc thu lệ phí cấp thị thực. Như vậy, ta có thể xem xét cơ chế tương tự như ở Campuchia, trong đó thị thực được cấp tại điểm đến và thu lệ phí ngay tại sân bay.
Chúng tôi xin nói thêm rằng cơ chế “Cấp thị thực tại cảng đến” hiện hay của Việt Nam có thể được đơn giản hóa một cách dễ dàng. Trên thực tế, “thị thực tại cảng đến” chỉ được cấp nếu đã nộp đầy đủ một số giấy tờ nhất định trước khi khách đến, và như vậy đây là một khái niệm bị dùng sai tên gọi. Hiện nay, chỉ có Myanmar và Việt Nam là những nước vẫn áp dụng cơ chế cấp cấp thị thực „được phê duyệt từ trước‟ tại cảng đến. Myanmar mới đây đã áp dụng cơ chế miễn thị thực nhập cảnh thực sự cho những người đến Myanmar du lịch nếu bay trên máy bay của hãng hàng không quốc tế Myanmar từ Xiêm Riệp đến Quảng Châu. Ở Việt Nam, trình tự giải quyết thủ tục cấp cấp thị thực tại cảng đến có thể mất từ vài giờ đến một vài ngày và thường phải có sự can thiệp của một bên thứ ba vì thường không có hướng dẫn, giải thích đầy đủ về cơ chế. Cũng xin lưu ý rằng khi khách xuống máy bay thì tại khu vực “Cấp thị thực tại cảng đến” cũng không có thông tin chỉ dẫn cụ thể nào về mẫu biểu, chính sách, mức lệ phí. Nhân viên cũng ít khi nói tiếng Anh, khách không được giải thích về thủ tục cũng như không có hệ thống xếp số nào tại đây.
Đ xuất
- Trước hết, chúng tôi xin được đề xuất thiết lập một cơ chế “cấp thị thực tại cảng đến” thực sự, như ở Campuchia hay Lào, trong đó du khách không phải nộp trước giấy tờ. Cơ chế cấp thị thực tại cảng đến này sẽ cho phép những người có hộ chiếu đủ điều kiện được vào Việt Nam trong thời gian tối thiểu mƣời bốn 14) ngày mà không cần phải có bất kỳ loại giấy tờ nào ngoài hộ chiếu. Các thủ tục và chính sách về “cấp thị thực tại cảng đến” cần minh bạch và thống nhất, có hướng dẫn quy trình, biểu phí cụ thể và được áp dụng đồng đều ở các sân bay. Chúng tôi cho rằng nếu có được một cơ chế “cấp thị thực tại cảng đến” cải tiến như vậy thì sẽ thu hút thêm được khách thương nhân nước ngoài đến du lịch đột xuất từ khu vực và giảm gánh nặng hậu cần cho những đơn vị tổ chức du lịch trọn gói và hãng du lịch lữ hành. - Thứ hai, chúng tôi đề nghị mở rộng phạm vi miễn thị thực cho những nước có tiềm năng đem lại nguồn thu đáng kể từ du lịch như các nước EU, Mỹ, Canađa, Ôtxtrâylia, Hồng Kông
và Đài Loan. Quy định miễn thị thực cho những nước này nên áp dụng cho thời gian tối đa
ba mƣơi 30) ngày.