Nhiều công ty Châu Âu là thành viên của chúng tôi và du khách Châu Âu đã bày tỏ sự lo ngại về tình trạng hủy hoại các di tích văn hóa ở những thành phố lớn của Việt Nam. Trên thực tế, một số thành phố lớn đang có tốc độ xây dựng nhanh, quy mô lớn ở những địa điểm có di tích văn hóa cần bảo tồn (hay những điểm cần bảo tồn). Đặc biệt, Quận 1, TP Hồ Chí Minh đang mất đi nhiều di tích mang đậm nét “quyến rũ” và “hoành tráng” vốn có. Đơn cử như t a nhà Tháp Vincom mới được xây dựng đã hủy hoại những chứng tích của nền kiến trúc thuộc địa thời Pháp, trong khi một t a nhà mới vẫn đang được tiếp tục xây dựng. Cho đến nay, chưa có nhiều nhà đầu tư từ chối những dự án mới lợi nhuận cao nếu những dự án đó làm mất đi hình ảnh đẹp vốn có của các thành phố Việt Nam. Trên thực tế, nhiều nội dung đang được các cơ quan chức năng về du lịch quảng bá trong các chiến dịch của mình đã bị làm lu mờ bởi những dự án xây dựng lớn. Và TP Hồ Chí Minh không chỉ là trường hợp duy nhất. Những công trình cao ốc đầu tiên hiện đang được xây dựng ở Huế và Đà Nẵng. Có lẽ chỉ có những Di sản Thế giới của UNESCO như Phố cổ Hội An và Cố đô Huế là chưa bị ảnh hưởng bởi những sự hủy hoại này.
Đ xuất
- Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét xây dựng và thực thi các hướng dẫn về bảo tồn di tích văn hóa của Việt Nam. Đặc biệt, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về di tích văn hóa tại những công trình xây dựng cao tầng. Cần có chiến lược tổng thể về những di tích cần bảo tồn trên toàn quốc. Cần đặc biệt chú trọng Khu phố cổ Hà Nội, một địa điểm đặc trưng của Châu Á.
- Chúng tôi đề nghị ban hành quy định rõ ràng đối với các dự án khách sạn/dịch vụ du lịch, cả về vấn đề di tích văn hóa và tiêu chuẩn môi trường. Đặc biệt, cần áp dụng bắt buộc quy định về xử l nước thải, cũng như bảo đảm để các quy chế về xây dựng phải được tôn trọng, tránh tình trạng “xử l cho tồn tại”. Cần có chiến lược tổng thể.