Xem điều 35 nghị định 105/2006/NĐ-CP 281 Xem điều 216 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 138 - 140)

- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát. Khác với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính, cơ quan Hải quan không tự mình áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, mà phải căn cứ vào yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, thì có quyền và trách nhiệm áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý theo quy định. Lúc này, việc có hay không có yêu cầu của chủ thể quyền không được đặt ra.

- Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát phải bồi thường thiệt hại và thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho người bị áp dụng các biện pháp kể trên.

Có quan điểm cho rằng việc quy định áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất và nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là không cần thiết, vì trên thực tế chỉ cần kiểm tra hàng hóa nhập khẩu là được, vì hàng hóa đó sẽ đi vào thị trường quốc nội. Còn đối với các hàng hóa xuất khẩu, việc kiểm tra sẽ là trách nhiệm của Hải quan nước nhập khẩu, do đó, Việt Nam không cần làm thay công việc của cơ quan Hải quan nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc kiểm tra hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền), nên nếu có yêu cầu thì cơ quan Hải quan phải tiến hành các thủ tục kiểm soát cần thiết đối với hàng hóa có liên quan theo yêu cầu của chủ thể quyền. Nếu sau khi kiểm tra, Hải quan xác định hàng hóa không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì bên yêu cầu kiểm tra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các khoản phí phát sinh (nếu có) cho bên kị kiểm tra.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 138 - 140)